Mang thai là thời điểm mà cơ thể có rất nhiều thay đổi, do đó mẹ bầu sẽ rất dễ bị bệnh nếu miễn dịch suy yếu hay mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Do trong giai đoạn nhạy cảm này, việc uống thuốc phải được giám sát chặt chẽ nên việc tự bảo vệ sức khỏe, tăng cường miễn dịch khi mang thai là rất quan trọng.
Mang thai là một hành trình đẹp và món quà ở đích đến là điều sẽ khiến bạn vô cùng mong chờ. Thế nhưng, đây cũng là hành trình đầy khó khăn khi trong suốt 9 tháng, bạn sẽ trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc từ hạnh phúc, vui vẻ cho đến những nỗi bất an, lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé cưng trong bụng. Làm thế nào để luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai khi mà giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu? Những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này, đồng thời đưa ra 6 tuyệt chiêu hữu ích giúp bạn tăng cường miễn dịch khi mang thai.
Hệ miễn dịch suy yếu khiến mẹ bầu gặp phải rất nhiều vấn đề
Hệ miễn dịch vốn được ví như một vệ sĩ, âm thầm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, vi trùng, độc tố và hàng loạt các tác nhân gây hại khác. Thế nhưng, trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố nên hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu bị suy giảm. Tình trạng này khiến mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:
- Nhiễm trùng: Sức khỏe mẹ bầu bị đe dọa bởi nhiều loại vi khuẩn, virus như virus bại liệt, viêm gan A, mụn rộp và sốt rét…
- Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: Nếu bạn bị 2 chứng bệnh này thì khi mang thai, bệnh rất dễ bùng phát do hệ miễn dịch suy yếu
- Dễ bị viêm: Hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cơ thể bà bầu dễ bị viêm
- Tăng huyết áp: Hệ miễn dịch có thể phản ứng với các kích thích và gây tăng huyết áp
- Cảm lạnh và cúm: Hệ miễn dịch bị suy yếu trong thời gian mang thai khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.
6 tuyệt chiêu giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai
Có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai mà bạn nên áp dụng như:
1. Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn trong thai kỳ rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thai kỳ, chứng ốm nghén có thể khiến bạn cảm thấy chán ăn. Để khắc phục, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp “vượt nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để cơ thể được bổ sung đầy đủ. Ngoài ra, bà bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai như:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh thông thường. Đặc biệt, vitamin C không chỉ nâng cao sức đề kháng cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển phổi của thai nhi. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi…
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sức đề kháng. Bà bầu nên ăn nhiều thịt đỏ, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu… để bổ sung sắt cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Những thực phẩm giàu vitamin A bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
- Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Việc bổ sung lợi khuẩn là cách tuyệt vời nhất giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Bà bầu có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bột yến mạch…
Bên cạnh các vitamin và khoáng chất trên, bạn cũng nên bổ sung vitamin B, vitamin D, kẽm, axit béo… Đặc biệt, bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì theo nhiều nghiên cứu, những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.
2. Uống nhiều nước
Uống đủ nước là một trong những cách giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai vô cùng đơn giản nhưng lại ít được chú ý. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn làm cho da trở nên căng bóng, rạng rỡ và mềm mại. Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 2 – 3 lít nước để giữ ẩm và loại bỏ độc tố ra khỏi da thông qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu.
3. Vận động thường xuyên
Theo các chuyên gia, mỗi ngày, bà bầu dành 20 phút vận động thể chất và duy trì 5 ngày/tuần thì sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh mỗi khi thời tiết giao mùa. Không những vậy, tập thể dục còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng sức chịu đựng, thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Tuy nhiên, khi tập, bà bầu nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn nên dừng luyện tập ngay và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm trong thời gian mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh sau:
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ có thể giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol khiến chức năng miễn dịch bị suy yếu. Bạn có thể hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga cho bà bầu, thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
5. Tự bảo vệ sức khỏe
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất khó để không mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ho, hắt xì hoặc bị cảm cúm. Nếu bạn ngồi gần họ nơi công cộng, hãy cố gắng chuyển sang một chỗ khác để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh. Trong trường hợp không thể đổi chỗ, bạn hãy đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau đó.
- Hạn chế đi đến những nơi đông người! Nếu bắt buộc phải đi, hãy nhớ mang theo khẩu trang bởi đây là nơi rất dễ lây lan vi khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh. Tay sạch giúp tránh các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan.
6. Tăng cường đề kháng da
Tăng cường miễn dịch khi mang thai là điều vô cùng cần thiết, thế nhưng, ít ai biết rằng để làm được điều này, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là tăng cường miễn dịch cho da (tăng đề kháng của da). Da là nơi tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây hại như môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất… Không những vậy, đây còn là nơi trú ngụ của cả một binh đoàn vi khuẩn gây bệnh hùng hậu. Một khi sức đề kháng của da bị suy giảm, một “binh đoàn” vi khuẩn gây bệnh đang trú ngụ ở bề mặt da sẽ “tận dụng” cơ hội này để xâm nhập vào cơ thể, gây ra một số căn bệnh phổ biến như cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp… và có thể dẫn đến những đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Để tăng cường chức năng đề kháng da, bạn nên chăm sóc vệ sinh toàn thân mỗi ngày bằng sữa tắm có công thức ion bạc+ (ion bạc, thymol, terpineol) để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh, giúp tối ưu hóa khả năng đề kháng da. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch nói chung và đề kháng da nói riêng.
Ngân Phạm / HELLO BACS