Những điều cần tránh khi bị táo bón

(4.12) - 60 đánh giá

Chứng táo bón xuất hiện khi bạn gặp khó khăn lúc đi đại tiện và số lần đi ít hơn bình thường. Bạn cần lưu ý những điều cần tránh khi táo bón sau đây để không làm bệnh trầm trọng hơn.

Mặc dù chứng táo bón không quá nghiêm trọng nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Khoảng thời gian đại tiện trung bình của mỗi người khá khác nhau: một vài người đại tiện 3 lần một ngày, trong khi những người khác thì chỉ đại tiện 1−2 lần một tuần. Tuy nhiên, hơn 3 ngày mà cơ thể không đại tiện thì thời gian này là quá dài. Lúc này, phân sẽ trở nên rắn hơn và khó bài tiết ra ngoài.

Triệu chứng của chứng táo bón

Khi bị táo bón, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Ít đi đại tiện
  • Gặp vấn đề khó khăn khi đi đại tiện (căng thẳng)
  • Phân nhỏ và rắn
  • Cảm giác không có phân ra ngoài
  • Trướng bụng và cảm thấy đau
  • Buồn nôn.

Nguyên nhân gây táo bón

Các nguyên nhân gây ra chứng táo bón bao gồm:

1. Ăn quá nhiều các sản phẩm bơ sữa

Ăn nhiều sản phẩm làm từ sữa sẽ khiến bạn khó đi ngoài. Các sản phẩm làm từ bơ sữa như sữa bò, các loại kem, phô mai đã chế biến (như phô mai Mỹ)… chứa lượng lactose rất cao.

Bạn có thể ăn các sản phẩm bơ sữa chứa ít lactoza như là sữa không chứa lactoza, nước hoa quả, phô mai thô, phô mai cứng và sữa chua.

2. Ít vận động

Thực hiện các bài tập đều đặn có tác dụng tích cực đối với cơ thể. Hoạt động thể chất kém chính là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh táo bón. Điều này cũng sẽ dẫn đến giảm hoạt động bài tiết của đường ruột đồng thời giảm lượng máu lưu thông đến ruột. Tập thể dục giúp thúc đẩy lưu thông máu đến các bộ phận quan trọng bao gồm hệ tiêu hóa và tăng cường chuyển hóa. Bất kỳ bài tập thể dục nào – dù là đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, đi bơi, tập yoga hay các hoạt động khác cũng đều đem lại lợi ích cho cơ thể và chống táo bón. Vì thế, hãy chọn một môn thể thao bạn thích và bắt đầu tập luyện nhé.

3. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Ban đầu khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, nhiều người sẽ nghĩ chúng là một loại thuốc thần kỳ làm chứng khó đi ngoài biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thuốc chống táo bón quá nhiều sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Nếu bạn uống các loại thuốc kích thích nhuận tràng trong một khoảng thời gian dài thì cơ thể sẽ quen với việc phụ thuộc vào thuốc để giúp ruột bài tiết (như Dulcolax và Senna) vì lúc này ruột đã mất khả năng tự co bóp.

Một số tác dụng phụ do việc uống thuốc nhuận tràng trong thời gian dài gây ra bao gồm mất cân bằng chất điện giải, cơn động kinh, loạn nhịp tim, đau cơ bắp… Để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần làm theo chỉ dẫn về liều lượng có trong hộp thuốc và đừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào trong hơn 1−2 tuần mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khuyên người mắc bệnh táo bón dùng loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu khác như Miralax hay thuốc chứa chất xơ tổng hợp như Metamucil hay Citrucel. Đây là các loại thuốc an toàn cho sức khỏe dù uống liên tục trong thời gian ngắn hay dài. Ngoài ra, uống các vi khuẩn sống đều đặn để ngăn ngừa chứng táo bón sẽ an toàn cho cơ thể hơn.

4. Uống nhiều thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau mạnh như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc sắt)

Theo các bác sĩ chuyên khoa dạ dày, sự bổ sung sắt và canxi có thể gây ra chứng táo bón vì chúng làm chậm sự co bóp của hệ đường ruột và dạ dày. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài lưu ý: nếu bạn đang thiếu hụt một số chất dinh dưỡng đặc thù thì bác sĩ khuyên bạn nên dùng những loại vitamin tiêu biểu. Do đó, nếu bạn đang uống loại vitamin nào đó mỗi ngày và nó gây tác dụng phụ cho ruột, bạn có thể hỏi bác sĩ để thay đổi một loại thuốc khác.

Đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống một chút cũng đủ để cải thiện tình trạng táo bón. Nếu bạn chỉ đang uống thuốc bổ sung vitamin để phòng tránh bệnh tật mà không để chữa bệnh thì bạn nên giảm liều lượng thuốc bởi điều này sẽ an toàn hơn. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên ngay lập tức gặp và hỏi xin chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau bài viết này, Chúng tôi mong bạn sẽ biết thêm về bệnh táo bón cũng như hiểu rõ những điều cần tránh khi táo bón. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cũng như một lối sống lành mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết về mụn trong mũi

(76)
Nếu mụn nhọt mọc ngoài da thông thường đã gây đau và khó chịu thì mụn trong mũi xuất hiện còn khiến nhiều người hoang mang và lo lắng hơn. Làm thế nào ... [xem thêm]

Xét nghiệm peptide C nhằm theo dõi bệnh tiểu đường

(37)
Xét nghiệm peptide C là xét nghiệm máu được thực hiện để tìm hiểu cơ thể bạn sản xuất bao nhiêu insulin. Điều này có thể hữu ích cho việc xác định xem ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?

(17)
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tình dục cao hơn so với người bình thường. Song một nghiên cứu cho thấy chỉ có ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm

(41)
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index), hoặc chỉ số GI, phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyết. Thực ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho bé ăn món trứng sữa hay không?

(48)
Món trứng sữa custard là một loại thức ăn có vẻ tốt cho con vì nó dễ ăn, dễ nuốt và cũng khá ngon. Nhưng nếu bạn cho bé ăn món trứng sữa hằng ngày thì ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ cần biết về vắc xin thủy đậu

(79)
Thủy đậu là một căn bệnh thông thường nhưng những biến chứng của bệnh lại rất nghiêm trọng. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách thức ... [xem thêm]

Đưa trẻ sơ sinh về nhà từ bệnh viện

(22)
Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà là một sự kiện lớn. Nếu đây là bé đầu lòng, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều lo lắng. Vậy khi đưa bé từ viện về ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?

(51)
Lô hội (nha đam) có rất nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó có tác dụng chăm sóc tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?Lô hội ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN