Tập yoga đôi ngay đi và bạn sẽ ngạc nhiên đấy!

(4.25) - 98 đánh giá

Yoga đôi vừa dành cho những cặp tình nhân và cũng hướng đến những người tập luyện như mẹ con, bạn bè, chị em gái. Tác dụng của yoga đôi mang lại cũng vì thế mà nhiều hơn.

Thông thường, yoga là một dạng thực hành cá nhân. Khi tập yoga tại nhà hay bất cứ đâu, bạn cũng đều sẽ có những bài tập duỗi, thở và dồn sự chú ý duy nhất cho bản thân. Tuy nhiên, khi luyện yoga đôi cùng người bạn, người yêu hay người khác, bạn sẽ khám phá ra những lợi ích mới lạ khác.

1. Yoga đôi là gì?

Mục đích của yoga đôi là làm sâu sắc và mở rộng khả năng luyện tập yoga ở bạn theo nhiều cách khác nhau. Tư thế của yoga đôi chủ yếu được thực hiện bằng cách tăng thêm các mức chống đẩy. Cơ bắp của bạn có thể thư giãn và giãn ra trong khi người đối diện giúp chân tay bạn giữ nguyên tư thế.

Nhờ sự giúp đỡ của người cùng tập, bạn sẽ có thể thử những tư thế mới và tìm thấy các khía cạnh sâu sắc hơn về những tư thế quen thuộc. Bạn sẽ thử thách bản thân về thể chất và cảm xúc bằng cách đặt cơ thể của bạn vào tay người khác. Luyện tập cùng nhau sẽ khiến cả 2 càng thêm gắn bó và củng cố niềm tin.

2. Lợi ích của yoga đôi

Tăng sự hài lòng trong mối quan hệ yêu đương

Cùng nhau tập yoga cũng giúp bạn và đối phương cảm thấy hài lòng hơn với mối quan hệ hiện tại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng cùng nhau tham gia vào các hoạt động mới đầy thách thức có thể cảm thấy sự gia tăng cả về chất lượng mối quan hệ và thu hút sự lãng mạn. Ngoài ra, sự thân mật và tạo dáng chung trong các tư thế yoga đôi sẽ tạo ra cảm giác mới lạ. Quá trình học các kỹ năng mới cùng nhau tạo điều kiện cho bạn và đối phương có được khoảng thời gian đầy ý nghĩa.

Yoga cũng nuôi dưỡng chánh niệm, tạo ra con đường cho một mối quan hệ đầy hạnh phúc. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Journal of Human Sciences and Extension đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa tăng chánh niệm và sự hài lòng với mối quan hệ theo chiều hướng đi lên.

Cải thiện đời sống tình dục và sự thân mật

Các cặp vợ chồng tập yoga đôi cũng có thể tăng kích thích tình dục. Một nghiên cứu từ Hệ thống Y tế Đại học Loyola nhận thấy rằng tập yoga giúp các cặp vợ chồng cải thiện tình hình trước tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn không nên coi yoga như một phương thức kích dục mà yoga đòi hỏi người tập đồng bộ hóa hơi thở, tư thế và cử động. Tuy nhiên, điều này làm tăng sự thân mật vì bạn cần phải đạt mức độ tin cậy, giao tiếp và kết nối ở một mức nào đó.

Một lý do khác cho ý kiến yoga có thể cải thiện đời sống tình dục của bạn là tăng sự giao tiếp thông qua cảm nhận cùng chuyển động. Xung đột trong các mối quan hệ có thể xuất phát từ các cặp vợ chồng cảm thấy không có sự hòa hợp do khoảng cách hoặc thiếu thấu hiểu đối phương. Trong lúc tập yoga đôi, những tư thế di chuyển cùng nhau có thể giúp các cặp đôi tìm lại được mối liên kết.

Tăng cường giao tiếp và tin tưởng

Để thực hiện tư thế trong một buổi tập yoga đôi, bạn phải dựa vào người bắt cặp của mình hầu hết thời gian cũng như liên tục giao tiếp bằng lời nói. Điều này đòi hỏi sự tin tưởng, hỗ trợ. Tiếp xúc vật lý có thể là một cách để nuôi dưỡng sự truyền đạt và thể hiện cảm xúc sâu sắc mà không cần sử dụng từ ngữ.

Giảm lo lắng và căng thẳng

Trong khi hầu hết các bài tập yoga cá nhân giúp giảm căng thẳng và giảm lo âu, thì yoga đôi còn làm được nhiều hơn thế. Các chuyên gia cho biết hành động bạn nắm tay người cùng tập đem đến phản ứng thần kinh mạnh mẽ hơn. Vì vậy, yoga đôi có thể làm giảm sự lo lắng bằng cách giúp giảm thiểu phản ứng thần kinh với stress, ngăn chăn sự căng thẳng trước khi cảm giác này bộc phát.

Tạo ra nhận thức về sự cân bằng

Chúng ta có một xu hướng khá đặc biệt trong một mối quan hệ. Ở đầu này, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng. Trong khi ở đầu bên kia, bạn lại cảm nhận được sự bảo bọc, cảm xúc và tràn đầy năng lượng. Sự đối lập này đôi khi tạo ra cảm giác đầy mâu thuẫn khiến tâm trí bạn mệt mỏi.

Nhưng với yoga đôi, mỗi người tập sẽ có vai trò rõ ràng của mình và cũng đồng thời phải hỗ trợ bạn tập, từ đó tạo ra cảm giác cân bằng hoàn hảo.

Học cách bỏ qua

Đôi khi tất cả chúng ta nhìn nhận mọi thứ quá nghiêm trọng và trở nên nóng nảy. Khi tập yoga đôi, bạn sẽ dần học được cách buông bỏ để tận hưởng cuộc sống thay vì suy nghĩ quá nhiều khiến cả tâm trí lẫn cơ thể trở nên mỏi mệt.

3. Các tư thế yoga đôi

Dưới đây sẽ là một số động tác yoga mà bạn và người cùng tập có thể thực hiện ở nhà:

Động tác thở

  • Bắt đầu ở một vị trí ngồi thoải mái, lưng tựa lưng vào nhau.
  • Bắt đầu hít thở nhưng khi bạn hít vào thì người đằng sau sẽ thở ra và ngược lại.
  • Thực hiện từ 3–5 phút.

Động tác vặn người

  • Bắt đầu ở tư thế ngồi với hai chân bắt chéo và lưng tựa vào nhau.
  • Hít vào và vươn tay lên trên.
  • Thở ra và xoay sang phải, đưa tay phải vào bên trong đầu gối trái của đối tác và tay trái ra bên ngoài đầu gối hoặc đùi phải của bạn. Người cùng tập sẽ thực hiện theo hướng ngược lại.
  • Giữ vững tư thế từ ba đến năm hơi thở, sau đó lặp lại ở bên còn lại.

Tư thế chó cúi mặt đôi

  • Một người bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt. Người kế tiếp ở phía trước người kia.
  • Đi chân và tay lại cho đến khi bạn có thể chạm đến lưng dưới của người cùng tập, tìm vị trí phía eo và ổn định ở tư thế thoải mái.
  • Vừa thực hiện vừa trò chuyện.
  • Giữ yên vị trí từ 5 đến 7 hơi thở. Khi muốn ngừng lại, người cùng tập sẽ uốn cong đầu gối và hạ hông xuống đến khi tạo thành tư thế trẻ sơ sinh, sau đó người phía trước hạ chân xuống sàn.

Con thuyền đôi

  • Tìm một vị trí ngồi thoải mái đối diện với nhau, đầu gối cong và ngón chân chạm đất. Nắm lấy cổ tay đối phương.
  • Chạm lòng bàn chân vào nhau, ngực đụng vào gối.
  • Hai bàn chân duỗi thẳng lên trên, tay vẫn nắm chặt vào nhau để giữ thăng bằng.
  • Giữ yên từ 7 hơi thở.

Hy vọng qua bài viết trên, Hello Bacsi đã tạo cảm hứng cho bạn về yoga đôi. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt đầu luyện tập ngay nào!

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ gan mất bù: Biến chứng nguy hiểm chết người

(33)
Xơ gan mất bù là căn bệnh nguy hiểm có khả năng lớn dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Bệnh gan mất bù còn được gọi là xơ gan mất ... [xem thêm]

Bị run tay chân, dùng thảo dược Câu đằng liệu có khỏi?

(45)
Khi các bác sĩ Tây y đã lắc đầu “Chứng run chân tay không có thuốc đặc trị, khó chữa lắm…”, người bệnh khắc khoải tìm đến liệu pháp Đông y. Từ ... [xem thêm]

5 thay đổi ở trẻ vị thành niên mà bạn cần lưu ý

(76)
Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà trẻ có nhiều sự thay đổi lớn, có thể ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tâm lý sau này. Việc quan tâm ... [xem thêm]

Bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

(81)
Bố mẹ không thể xem nhẹ bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ bởi đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong.Trong vài năm đầu đời, hệ ... [xem thêm]

Bạn sẽ ra sao nếu sử dụng bột quế quá nhiều?

(97)
Bạn cần lưu ý về liều lượng bột quế sử dụng hàng ngày để tránh trường hợp gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.Bột quế là một loại gia ... [xem thêm]

7 mẹo đơn giản giúp cải thiện chứng nói mớ khi ngủ ở trẻ nhỏ

(22)
Bạn cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy trẻ nói chuyện trong khi ngủ? Đừng quá lo, bởi chứng nói mớ là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hãy cùng ... [xem thêm]

Thuốc giảm đau: Tìm hiểu kỹ để dùng thuốc an toàn

(13)
Thuốc giảm đau nhanh là những loại thuốc dùng để điều trị cơn đau do các bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật gây nên. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các ... [xem thêm]

10 cách ăn phô mai lành mạnh tốt cho sức khỏe

(23)
Phô mai ngày nay dường như đã trở thành “nữ hoàng” của làng ẩm thực từ Âu sang Á bởi độ mềm mịn, cùng vị béo ngậy thơm lừng làm mê đắm biết bao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN