Điều trị chàm (lác sữa) ở trẻ em

(3.57) - 27 đánh giá

Nguyên tắc

  • Chăm sóc, làm ẩm da
  • Điều trị kháng viêm
  • Điều trị ngứa

Điều trị đặc hiệu

Giữ ẩm da

  • Có thể dùng 1 trong các loại sau: Cetaphil, Ceradan, Physiogel… giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid.
  • Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 2-4 lần

Chống viêm

Corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp: Hydrocortisol 1%, clobetasol butyrate 0.05% thoa ngày 1-2 lần

Với sang thương đang bội nhiễm, rỉ dịch nhiều

Millian 1% hay Eosine 2%…thoa ngày 2 lần

Điều trị triệu chứng:

  • Giảm ngứa: kháng histamin: desloratadine, Chlopheniramin, alimemazin…..
  • Kháng sinh: Khi nghi ngờ nhiễm trùng, ưu tiện chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin

Chăm sóc tại nhà

Vệ sinh, tắm rửa

  • Tắm nước ấm, ngày 1-2 lần, không nên tắm quá lâu (dưới 15 phút)
  • Sữa tắm nên chọn các loại như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum….
  • Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà sát mạnh lên da bé.
  • Thoa chất giữ ẩm thường xuyên
  • Không cho tiếp xúc với chất kiềm: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.

Áo quần

  • Áo quần, vớ tay, chân chọn 100 % cotton
  • Không mặc đồ chật, vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
  • Tránh cào gãi: Cắt móng tay
    => nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang vớ tay.

Phòng ốc

  • Phòng thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không nước hoa.
  • Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp quá ( nhiệt độ 20 -24 độ, ẩm 60% )

Ăn uống

  • Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.
  • Uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn).
  • Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Dấu hiệu cần khám ngay

  • Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân.
  • Bội nhiễm mủ trên sang thương chàm.
  • Sốt, lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú, bứt rứt, quấy khóc khó chịu.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/409894685874724

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì khi trẻ mút tay?

(71)
Ta biết rằng, hành vi mút tay hay bỏ đồ chơi vào miệng của các bé là hành vi nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như: ... [xem thêm]

Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

(45)
Chân vòng kiềng (hay còn gọi chân chữ O) Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là 2 đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ... [xem thêm]

Những lưu ý để con có giấc ngủ lành mạnh

(32)
Thiết lập giờ đi ngủ cố định mỗi ngày. Giờ đi ngủ và giờ thức dậy không nên thay đổi bất kể ban ngày con có đi học hay không đi học nghĩa là đừng ... [xem thêm]

Phát hiện bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em

(63)
Tiêu chảy kéo dài Là tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên và không có 2 ngày liên tục ngừng tiêu chảy. Cần nhập viện cho các đối tượng sau : + Trẻ dưới ... [xem thêm]

Những vấn đề về khả năng đi của trẻ

(64)
Khi nào trẻ tập đi? Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi được 1 tuổi, cũng có trẻ sớm hơn hay trễ hơn 1 chút. Để có được những bước ... [xem thêm]

Sốt siêu vi ở trẻ em

(21)
Xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều phụ huynh rất lăn tăn với chẩn đoán sốt siêu vi của bác sĩ, nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng sợ con mình ... [xem thêm]

Rụng tóc ở trẻ em

(10)
Rụng tóc ở trẻ em Hầu hết trẻ sơ sinh đều rụng một ít hoặc toàn bộ tóc. Điều này là bình thường và không ngoài dự đoán.Tóc sơ sinh rụng trước khi ... [xem thêm]

Cholesterol và chất béo cho trẻ

(28)
Khuyến nghị về lượng nhập vào của cholesterol và chất béo phụ thuộc vào từng lứa tuổi: Lượng chất béo và cholesterol nhập vào không cần giới hạn với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN