Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

(4.37) - 45 đánh giá

Chân vòng kiềng (hay còn gọi chân chữ O)

Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là 2 đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ngón chân chĩa vào nhau). Hiện tượng này sẽ từ từ cải thiện. Chân sẽ thẳng lại thường là sau 3 tuổi. Trừ 1 số bé có chân cong di truyền của cha mẹ (ít).

Lời khuyên của tôi: Nếu thấy con có chân vòng kiềng, bình tĩnh đợi cho đến 4-6 tuổi, tuy nhiên sau 3 tuổi mà không bớt hoặc vòng kiềng nặng hơn thì nên tới gặp bác sĩ nhi. (Bế cắp nách không tạo nên chân vòng kiềng).

Chân chữ X (chữ chi)

Khi các bé bắt đầu tập đi, xương chày sẽ xoắn lại, hiện tượng xoắn xương chày sẽ tạo thành chân chữ X nhẹ nhiều nhất vào năm 2-3 tuổi (đầu gối gần nhau nhưng 2 mắt cá chân cách xa nhau). Sự cong vẹo này sẽ tự điều chỉnh ở tuổi thứ 10. Đai và giày điều chỉnh không có tác dụng, hầu hết chân trẻ đều thẳng ở tuổi thiếu niên (13- 17 tuổi)

Lời khuyên của tôi: đến gặp bác sĩ nhi nếu sau 11 tuổi chân chữ chi không bớt mà còn nặng hơn.

Tật bàn chân bẹt bẩm sinh

Là dị tật làm cho gan bàn chân phẳng, và bàn chân mềm dẻo hơn bình thường. Có thể đơn độc hoặc phối hợp với các bệnh lí thần kinh cơ khác. Thường có tính chất gia đình.

Xử trí: Đa số cần phải phẫu thuật, lứa tuổi hù hợp là 4 tuổi. Trước mổ có thể mang giày chỉnh hình có độn phần đế bên trong.

Lời khuyên của tôi: Nếu nghi ngờ con có bàn chân bẹt, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Lời khuyên chung

Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu thấy con bạn:

  • Một chân bị cong vẹo nhiều hơn bên kia
  • Cong vẹo chỉ một bên, bên kia bình thường
  • Có chân vòng kiềng hoặc chữ X kèm theo chiều cao rất kém so với tuổi.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/687759394754917

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

(45)
Chân vòng kiềng (hay còn gọi chân chữ O) Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là 2 đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

(88)
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp(ARI) là gì? ARI là thuật ngữ để chỉ tình trạng nhiễm trùng chung của toàn bộ đường hô hấp từ mũi xuống đến phổi gây ra bởi ... [xem thêm]

10 quy tắc vàng trong giờ ăn của trẻ

(29)
Điều chỉnh hành vi Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, không xem TV Đừng tỏ thái độ khó chịu khi bé không ăn Khen ngợi khi bé chịu ăn thức ăn mới Khuyến khích ... [xem thêm]

Bạch cầu máu cao

(32)
Bạch cầu máu cao Nhiều phụ huynh làm xét nghiệm thấy bạch cầu cao, chỉ số trong tờ kết đậm hơn, tự vào mạng tìm nguyên nhân thấy có bệnh bạch cầu (ung ... [xem thêm]

Nhiệt độ và độ ẩm an toàn trong phòng bé

(21)
Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ? Để em bé có 1 giấc ngủ ngon bạn nên cài đặt nhiệt độ phòng từ 16 – 20 độ C, có tài liệu ghi 16 – 24 độ ... [xem thêm]

Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

(73)
Các bước điều trị táo bón mạn chức năng Giáo dục cha mẹ: tầm quan trọng của việc điều trị táo bón, hệ lụy của táo bón. Thời gian điều trị táo bón ... [xem thêm]

Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

(31)
Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn ... [xem thêm]

Dùng phương tiện truyền thông quá mức

(24)
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến khích các bậc phụ huynh giúp con mình hình thành những thói quen sử dụng các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN