3 bài tập đơn giản hô biến chứng đau xương cùng

(4) - 36 đánh giá

Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?

Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay đã và đang trải qua thời kỳ cho con bú, tình trạng đau xương cụt có nguy cơ cao xảy ra. Dưới đây là 5 sự thật về bệnh mà không phải ai cũng biết.

1. Đau xương cùng là gì?

Xương cùng là phần dưới cùng của xương sống nối dài xương cụt. Đau xương cùng dẫn đến những cơn đau dai dẳng và khó chịu, ảnh hưởng đến cả vùng lưng dưới và vùng mông khi ngồi.

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây đau xương cùng?

Nứt xương chậu được xem là nguyên nhân gây nên cơn đau này. Khi bệnh diễn tiến, nó có thể lan sang cả vùng xương cùng và khiến cơn đau ở đây trở nặng.

Nứt xương chậu xảy ra khi mật độ xương ở đây giảm, khiến xương trở nên yếu, vì vậy không thể nào nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đối với phụ nữ lớn tuổi, thai phụ hay các bà mẹ thời kỳ cho con bú, nguy cơ gặp phải tình trạng này càng cao do gặp phải tình trạng loãng xương.

Các nhân tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ nứt xương chậu bao gồm:

  • Hệ quả của liệu pháp xạ trị tại vùng xương chậu
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc steroid trong điều trị bệnh;
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Các chứng rối loạn ăn uống
  • Bệnh lý về gan
  • Bệnh loãng xương
  • Bệnh Paget xương (Viêm xương biến dạng)
  • Hệ quả sau quá trình phẫu thuật.

3. Dấu hiệu của đau xương cùng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết đau xương cùng bao gồm:

  • Đau ở vùng mông
  • Đau lưng dưới
  • Đau ở một hoặc cả 2 bên xương chậu
  • Cảm giác thốn và khó chịu ở chân khi di chuyển
  • Gặp khó khăn khi đi lại.

Cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh ngồi, đứng, nằm ngủ, đi lại hoặc leo trèo lên xuống.

4. Làm sao để chẩn đoán tình trạng đau xương cùng?

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hàng khám lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời tiến hành những kiểm tra cụ thể khác ở vùng xương chậu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhìn thấy rõ hình ảnh trực quan của bệnh.

Mặc dù nứt xương chậu không phải là tình trạng nguy cấp nhưng việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra như tình trạng tổn thương nghiêm trọng.

Khi nhận thấy những dấu hiệu của đau xương cụt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

5. Cách điều trị đau xương cùng là gì?

Thông thường, để đối phó với tình trạng đau xương cùng, bệnh nhân không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách, dùng các hoạt chất giảm đau hiệu quả như hoạt chất meloxicam, naproxen… trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) và thực hiện những vận động thích hợp.

Nhằm hỗ trợ cho cấu trúc xương, nịt bụng y khoa cũng có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn, đặc biệt, bạn nên thực hành những bài vận động dưới nước như bơi lội nhằm giúp cơ thể hồi phục dần.

Đối với những bệnh nhân trải qua cơn đau nặng, bác sĩ cần tiến hành thủ thuật tạo hình xương cùng. Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ nhỏ một dạng keo y khoa chuyên dụng vào xương cùng để hàn gắn lại vết nứt.

Nếu vết nứt gây đau xương cùng liên quan tới tình trạng loãng xương hoặc mật độ xương kém, bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D và liệu pháp hormone để hỗ trợ sự hình thành và tổng hợp xương.

Đau xương cùng liên quan mật thiết tới nhiều tình trạng bệnh lý khác. Vì thế, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để hạn chế cơn đau hoành hành và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sở hữu làn da sáng ngời với chi phí thấp – hiệu quả cao

(65)
Dưới cái nắng oi bức ở Việt Nam, làn da của bạn có thể bị thâm sạm và trông mất đi vẻ đẹp quyến rũ. Vậy bạn đã biết những cách làm sáng da để ... [xem thêm]

Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

(31)
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Dùng kem tẩy lông trong thai kỳ an toàn không?

(77)
Sự phát triển của lông và tóc trong thời gian mang thai có thể khiến bạn khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, kem tẩy lông là phương pháp được nhiều ... [xem thêm]

Bóng đè

(29)
Tìm hiểu chungBệnh bóng đè là gì?Bóng đè là tình trạng bạn cảm giác tỉnh táo nhưng không thể cử động cơ thể, thậm chí không thể nói chuyện trong vài ... [xem thêm]

10 bí quyết hiệu quả giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói

(56)
Bệnh tự kỷ (Autism) là một căn bệnh khiến trẻ em bị khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Điều này có thể là ... [xem thêm]

Cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nhiễm cytomegalovirus

(94)
Cytomegalovirus (CMV) là một loại virus thường gặp có thể gây nhiễm trùng ở bất cứ ai. Hầu hết mọi người không biết mình mang virus CMV bởi vì nó hiếm khi ... [xem thêm]

Phụ nữ mang thai thèm ăn đá lạnh liệu có nguy hiểm?

(26)
Trong thời gian mang thai, cảm giác thèm đá lạnh là một điều thường gặp. Mặc dù ăn đá lạnh có thể giúp giữ ẩm cho cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm ... [xem thêm]

3 bài tập giúp giảm đau lưng cực hiệu quả

(61)
Đau lưng là một trong những loại bệnh thường gặp nhất của tình trạng đau cơ. Ngoài các phương pháp điều trị chứng đau lưng như uống thuốc giảm đau, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN