Bệnh nhiễm khuẩn salmonella

(3.97) - 80 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì?

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự hết mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nặng hơn, bạn cần phải đi đến bệnh viện. Bên cạnh đó, nhiễm salmonella có thể đe dọa tính mạng.

Mức độ phổ biến của hội chứng salmonella?

Nhiễm khuẩn salmonella khá phổ biến hiện nay. Ước tính trên toàn thế giới, có hàng chục triệu trường hợp được báo cáo hàng năm.

Trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn người lớn. Ngoài trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella

Trong vòng 12–72 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn, bạn có thể bị bất kỳ triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, sụt cân, mất nước, nhức đầu hoặc sốt.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Nhiễm khuẩn salmonella thường biến mất sau vài ngày. Nếu bạn vẫn còn các triệu chứng hơn 1 tuần, có thể bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu khi bị nhiễm trùng họ sẽ cần phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài một vài ngày như phân có máu, mất nước, sốt cao.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu bị ớn lạnh, ho, cảm thấy yếu, chóng mặt, đau nhức, tiêu chảy và buồn nôn/nôn.

Bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng dữ dội, sưng bụng, có máu khi nôn, đi tiểu ít hoặc không muốn đi, tim đập nhanh, thở nhanh hơn bình thường.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra nhiễm khuẩn salmonella?

Bạn có thể bị nhiễm khuẩn salmonella khi tiếp xúc với nó, chẳng hạn như ăn uống thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn salmonella cũng có thể lây lan khi người bị bệnh không rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella?

Khi hệ miễn dịch yếu do các nguyên nhân như điều trị hóa trị, sử dụng thuốc, thiếu máu hồng cầu hình liềm, các vấn đề về gan, ung thư hoặc AIDS, bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu điệt vi khuẩn, nhưng lại làm đảo lộn sự cân bằng của lợi khuẩn cũng như vi khuẩn có hại. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn salmonella?

Bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi các triệu chứng của bạn. Bạn có thể cần phải xét nghiệm vi khuẩn salmonella trong máu hoặc ruột.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm khuẩn salmonella?

Nhiễm khuẩn salmonella thường kéo dài từ 4–7 ngày và trở nên tốt hơn mà không cần điều trị. Bạn không nên dùng thuốc để ngăn chặn tiêu chảy vì điều này có thể làm cho nhiễm trùng của bạn kéo dài hơn. Bạn có thể cần bất kỳ điều nào sau đây để điều trị nhiễm trùng hoặc làm dịu các triệu chứng của bạn như:

  • Sử dụng chất lỏng: mục tiêu của điều trị là để ngăn ngừa mất nước. Bạn hãy tham khảo bác sĩ rằng bạn nên sử dụng chất lỏng nào và với hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Bạn cũng có thể cần uống một dung dịch bù nước như ORS vì ORS giúp cân bằng nước, muối và đường để thay thế dịch cơ thể.
  • Dịch truyền tĩnh mạch: bạn có thể cần dịch truyền tĩnh mạch (IV) nếu bạn bị mất nước.
  • Thuốc kháng sinh: bạn có thể được cho thuốc kháng sinh nếu hệ miễn dịch của bạn quá yếu để chống nhiễm trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm khuẩn salmonella?

Những phương pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella như:

  • Nấu chín thức ăn. Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn, hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt chưa nấu chín.
  • Vệ sinh. Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.
  • Tách riêng giữa thực phẩm ăn sống và nấu chín. Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, bạn hãy để thịt sống và trái cây xa các thực phẩm khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X

(79)
Tìm hiểu chungThiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X là bệnh gì?Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X là một rối loạn hệ thống miễn ... [xem thêm]

Viêm phế quản

(86)
Tìm hiểu chungBệnh viêm phế quản là gì?Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp dưới, liên quan đến tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ ... [xem thêm]

Cắt đại tràng

(90)
Tìm hiểu về cắt đại tràngCắt đại tràng là gì?Đại tràng, còn được gọi là ruột già hoặc ruột kết, là một cơ quan hình ống dài nằm cuối đường ... [xem thêm]

Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt

(90)
Tìm hiểu về phẫu thuật nối gân Achilles bị đứtPhẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là gì?Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là loại phẫu thuật xử lý ... [xem thêm]

Chứng khó đọc

(100)
Tìm hiểu chungChứng khó đọc là gì?Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong học tập khá phổ biến, gây ra các vấn đề về đọc, viết và đánh vần. ... [xem thêm]

LDL cholesterol

(36)
Tìm hiểu chungLDL cholesterol là bệnh gì?Cholesterol là chất sáp trong chất béo ở máu. Mặc dù cholesterol rất quan trọng cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, ... [xem thêm]

Hội chứng Gardner

(59)
Tìm hiểu chungHội chứng Gardner là gì?Hội chứng Gardner là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển của khối u lành ... [xem thêm]

Lồng ruột ở trẻ em

(31)
Lồng ruột ở trẻ em là một hiện tượng khá phổ biến, thường ảnh hưởng ở trẻ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh lồng ruột là gì? Làm thế nào để điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN