Dầu hướng dương là thảo dược gì?

(4.28) - 32 đánh giá

Tên thông thường: Aceite de Girasol, Adityabhakta, Corona Solis, Fleurs de Soleil, Grand Soleil, Hélianthe, Hélianthe Annuel, Helianthi Annui Oleum, Helianthus annuus, Huile de Graines de Tournesol, Huile de Tournesol, Marigold of Peru, Sunflower, Sunflower Oils, Sunflower Seed Oil.

Tìm hiểu chung

Dầu hướng dương dùng để làm gì?

Dầu hướng dương được ép từ hạt hướng dương, được sử dụng làm thuốc.

Dầu hướng dương được sử dụng để điều trị:

  • Táo bón
  • Làm lành vết thương, tổn thương da, bệnh vẩy nến và viêm khớp (khi sử dụng tại chỗ)
  • Giảm cholesterol LDL
  • Là một loại dầu massage

Trong thực phẩm, dầu hướng dương được sử dụng làm dầu ăn.

Dầu hướng dương có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của dầu hướng dương là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Liều dùng

Liều dùng thông thường của dầu hướng dương là gì?

Liều dùng của dầu hướng dương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. dầu hướng dương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của dầu hướng dương là gì?

Dầu hướng dương có ở dạng dầu đóng gói (kết hợp với các thành phần khác).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng dầu hướng dương?

Đối với người dị ứng với củ cải và các cây có liên quan: dầu hướng dương có thể gây phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với họ Asteraceae / Compositae. Các thành viên trong họ này bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại khác. Nếu bạn bị dị ứng, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu hướng dương.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng dầu hướng dương bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của dầu hướng dương hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng dầu hướng dương với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của dầu hướng dương như thế nào?

Dầu hướng dương có thể an toàn khi uống hoặc bôi lên da với lượng thích hợp.

Dầu hướng dương chứa 14% chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.

Dầu hướng dương chứa 7% chất béo không bão hòa, tất cả đều chứa chất béo omega-6. Tỷ lệ omega-6 đến omega-3 cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, bao gồm viêm khớp, hen, ung thư và bệnh tim.

Dùng quá nhiều dầu hướng dương trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tăng cân.

Bệnh tiểu đường: chế độ ăn uống có nhiều dầu hướng dương làm tăng lượng insulin và mức đường trong máu, tăng mỡ trong máu sau bữa ăn. Do đó làm tăng cơ hội phát triển xơ vữa động mạch ở những người bị tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng dầu hướng dương trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Dầu hướng dương có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng dầu hướng dương.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây sen là thảo dược gì?

(96)
Ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, cây sen không chỉ mang lại vẻ đẹp thuần khiết cho quang cảnh mà còn được biết đến như một loại dược liệu y học ... [xem thêm]

N-acetyl cysteine là thảo dược gì?

(15)
Tên thông thường: Acetyl Cysteine, Acétyl Cystéine, Acetylcysteine, Acétylcystéine, Chlorhydrate de Cystéine, Cysteine, Cystéine, Cysteine Hydrochloride, Cystine, Hydrochlorure de ... [xem thêm]

Casein peptides

(89)
Tên thông thường: Casein peptidesTên khoa học: Valyl-Prolyl-ProlineTác dụngCasein peptides dùng để làm gì?Casein là một loại protein chính trong sữa, có thể được tạo ... [xem thêm]

Mắt mèo (Đậu mèo rừng) là thảo dược gì?

(71)
Tên thông thường: cây mắt mèo, móc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc.Tên khoa học: Mucuna Pruriens.Tên tiếng Anh: Velvet bean.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Cây bồ đề là thảo dược gì?

(14)
Tên thông thường: Storax, American Storax, Balsam Styracis, Balsamum Styrax Liquidus, Copalm, Copalme, Copalmed’Amérique, Copalme du Levant, Copalme Oriental, Estoraque, Estoraque Liquido, ... [xem thêm]

Lam cận

(44)
Tìm hiểu chungCây lam cận dùng để làm gì?Cây lam cận được sử dụng để điều trị co thắt ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS), kích thích sản xuất ... [xem thêm]

Fructo-Oligosaccharides

(80)
Tìm hiểu chungFructo-oligosaccharides dùng để làm gì?Fructo-oligosaccharides được tạo thành từ đường thực vật liên kết trong một chuỗi. Mọi người sử dụng ... [xem thêm]

Men gạo đỏ là thảo dược gì?

(51)
Tên thông thường: Angkak; Beni-koji; Hong qu; Hung-chu; Monascus; Red koji; Red leaven; Red rice; Xue zhi kang; ZhitaiTìm hiểu chungMen gạo đỏ dùng để làm gì?Men gạo đỏ là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN