Dấu hiệu thai lưu, cách phòng ngừa và hỗ trợ tinh thần người mẹ

(3.88) - 46 đánh giá

Tìm hiểu các dấu hiệu thai lưu để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời là điều quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua để bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng đáng tiếc.

Thai lưu là điều đáng tiếc khiến mẹ cực kỳ đau lòng. Tuy nhiên, đây cũng tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm nhưng mẹ vẫn có thể nghi ngờ về điều này nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Dưới đây là một số kiến thức về các dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh hiện tượng thai lưu mà bạn cần trang bị để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thai lưu là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai chết sau khi đã đủ 28 tuần tuổi trong bụng mẹ. Nếu thai chết trước khi hoàn thành 24 tuần tuổi sẽ được gọi là sẩy thai. Rất khó để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng thai lưu nhưng chủ yếu là do:

  • Thai nhi tăng trưởng kém: Có nguy cơ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ, trước và sau khi sinh.
  • Bong nhau non: Nhau thai bắt đầu tách rời tử cung trước khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh:Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể và di truyền cũng như những khuyết tật về cấu trúc
  • Nhiễm trùng: Trước tuần 28, nếu mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như ban đỏ, nhiễm khuẩn cấp, cytomegalovirus, listeriosis và giang mai thì nhiều nguy cơ thai lưu.
  • Biến chứng dây rốn: Khi dây rốn không được gắn chặt vào nhau thai, thai nhi sẽ bị thiếu oxy. Tuy nhiên, nguyên nhân nhân này khá là hiếm gặp.

Các nguyên nhân khác, chẳng hạn như thiếu oxy trong lúc sinh hoặc mẹ bị động thai (chấn thương do tai nạn xe hơi) cũng có thể gây tử vong.

Dấu hiệu thai lưu cần nhận biết sớm

Hiện tượng thai lưu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, bạn cần hiểu rõ những triệu chứng thai lưu để sớm nhận biết và có biện pháp đối phó kịp thời. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết thai lưu thường gặp:

  • Cử động thai giảm, không còn cảm nhận thai máy
  • Tim thai bất thường lúc siêu âm, không còn nghe thấy tim thai là biểu hiện của thai chết lưu
  • Bụng co cứng, nặng nề, không có dấu hiệu to ra
  • Xuất huyết âm đạo
  • Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng
  • Vỡ nước ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Ngoài ra, biểu hiện thai lưu cũng có thể nằm ở việc mẹ không còn nhận thấy dấu hiệu mang thai như nghén, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, tức ngực, đi kèm với việc ra máu đen ở âm đạo.

Nên làm gì khi gặp phải dấu hiệu thai lưu?

Ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler để kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Nếu xác định tình trạng thai lưu, bác sĩ sẽ đề xuất bạn phương án lấy thai ra sớm, chẳng hạn như kích thích chuyển dạ hay sinh mổ. Bởi nếu thai lưu lâu ngày trong tử cung sẽ dễ gây rối loạn đông máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi điều trị, bạn sẽ mất từ ​​sáu đến tám tuần để hồi phục. Quá trình sổ nhau có thể kích hoạt các hormone sản xuất tuyến sữa và khiến bạn tiết sữa từ 7 đến 10 ngày. Thai lưu có thể khiến mẹ cực kỳ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà bạn đổ lỗi cho bản thân. Nếu không thể vượt qua “chướng ngại” tâm lý, bạn có thể đến gặp bác sĩ tâm lý.

Ai có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng thai lưu?

Bất cứ ai cũng có khả năng gặp phải dấu hiệu thai lưu, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao như:

  • Đã từng bị thai lưu hoặc thai mắc hội chứng chậm phát triển trong thai kỳ trước đó; có tiền sử sinh non, tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu
  • Mắc các bệnh mạn tính như lupus, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, tăng huyết khối (rối loạn đông máu) hoặc bệnh tuyến giáp
  • Phát triển các biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng huyết áp do thai nghén, tiền sản giật hoặc ứ mật trong thai kỳ
  • Hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng một số loại thuốc gây nghiện trong thời kỳ mang thai
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Là người béo phì
  • Phụ nữ lần đầu mang thai cũng có nguy cơ cao hơn.

Một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ thai nhờ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) sẽ có nguy cơ gặp phải hiện tượng thai lưu cao hơn, ngay cả khi không mang đa thai.

Lưu ý khi mang thai để phòng tránh dấu hiệu thai lưu

Trước khi mang thai

Nếu chưa mang thai, bạn nên sắp xếp đi khám để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai kì. Nếu đang mắc phải những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát các bệnh lý này trước khi bạn thụ thai.

Trong thai kỳ

Để hạn chế nguy cơ gặp phải các dấu hiệu thai lưu, bạn cần chú ý thực hiện 7 điều sau:

  • Ngưng hút thuốc
  • Tránh rượu, bia và thuốc trong thai kỳ
  • Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản để theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Duy trì cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai
  • Bảo vệ chính bản thân, tránh nhiễm trùng và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ về chất lượng hay hạn sử dụng
  • Đi khám nếu có các dấu hiệu thai lưu như chảy máu âm đạo hoặc đau bụng bất thường

Việc sẩy thai, thai chết non hay thai lưu có thể khiến bản thân người vợ hoặc chồng và gia đình suy sụp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu có thể, bạn hãy lấp đầy thời gian biểu của mình và gia đình bằng những hoạt động thư giãn, làm việc hoặc những chuyến dã ngoại sẽ giúp cải thiện tinh thần tốt hơn, đồng thời cân bằng trạng thái để dễ thụ thai trong lần tới.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cho bé uống sữa đậu nành có an toàn không?

(73)
Sữa đậu nành là thức uống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn đang phân vân không biết có nên cho bé uống sữa đậu nành? Nếu ... [xem thêm]

Quấy rối tình dục và bắt nạt tình dục

(13)
Chúng ta đã nghe nói nhiều về nạn bắt nạt. Nhưng bạn có biết rằng ở các trường cấp 3 và cấp 2, một số kẻ bắt nạt sử dụng những lời nói và hành ... [xem thêm]

Vượt qua cảm giác bị ghét bỏ để sống tích cực hơn

(53)
Cảm giác mình bị ghét bỏ có thể khiến bạn khó chịu khi thấy mọi người cùng nhau cười đùa một chuyện bí mật hay ai đó trả lời tin nhắn trễ. Nếu tình ... [xem thêm]

Dự đoán tuổi thọ của bạn qua số lượng răng bị mất đi

(69)
Cách dự đoán tuổi thọ qua số lượng răng bị mất đi có thể khiến bạn phải quan tâm đến chăm sóc răng miệng hơn nhằm đảm bảo sức khỏe khi lớn ... [xem thêm]

Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

(33)
Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. ... [xem thêm]

Mách mẹ cách làm siro dâu tây ngon ngất ngây siêu đơn giản

(51)
Mùa hè nóng bức, ly siro dâu tây mát lạnh chính là thức uống “khoái khẩu” của nhiều bạn nhỏ. Thế nhưng, liệu bạn đã biết cách làm siro dâu tây vừa ngon ... [xem thêm]

Đồng tính: những sự thật cần biết cho thanh thiếu niên

(25)
Đồng tính nghĩa là gì? Một người được gọi là đồng tính nếu anh/cô ấy bị thu hút tính dục bởi người cùng giới tính. Điều này không có nghĩa rằng ... [xem thêm]

Mẹo ăn uống và bí kíp giảm cân hiệu quả

(69)
Duy trì trọng lượng ổn định không những giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt mà tinh thần cũng luôn thoải mái, đồng thời ngăn ngừa bệnh tật. Tăng cân, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN