Đề phòng bệnh lyme ở trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm

(3.62) - 74 đánh giá

Con bạn thường chơi ở khu vực nhiều bụi rậm. Sau đó, con có các triệu chứng như cúm và nổi mẩn đỏ? Nếu có các triệu chứng này, con bạn có thể mắc bệnh lyme ở trẻ.

Bệnh lyme là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở các loài động vật. Bệnh lyme lây truyền sang người do vết cắn của loại ve ký sinh Ixodes. Khi loại ve này hút máu động vật, những con vi khuẩn đã được truyền sang chúng. Khi loại ve này cắn bé, vi khuẩn của bệnh lyme cũng truyền sang.

Lyme là một bệnh phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những đứa trẻ sống ở nông thôn hoặc trẻ em đi du lịch đến những vùng có nhiều cây cối dễ mắc bệnh lyme.

Nguyên nhân gây bệnh lyme ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lyme là do ve cắn. Những con ve này có màu nâu, kích thước nhỏ như đầu kim. Vì vậy, trẻ thường rất khó phát hiện ra nó.

Đầu tiên, con ve mang vi khuẩn gây bệnh sẽ cắn trẻ. Sau đó, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào da trẻ thông qua vết cắn. Vi khuẩn sẽ tiếp cận được với máu của trẻ. Thông thường, con ve phải cắn trong thời gian từ 36 – 48 giờ trước khi vi khuẩn có thể lây lan.

Nếu vết cắn đã sưng lên thì có khả năng bé đã bị cắn khá lâu rồi. Nếu thấy ve bám trên quần áo, hãy phủi ngay trước nó có cơ hội cắn trẻ. Nếu không biết chắc chắn bé đã bị cắn bao lâu, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

Các triệu chứng của bệnh lyme

Mỗi đứa trẻ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Bệnh lyme gây viêm ở nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể nếu không được điều trị. Nó ảnh hưởng chủ yếu lên khớp, tim và hệ thần kinh. Dưới đây là các triệu chứng mà trẻ sẽ gặp:

Giai đoạn khu trú

Một số dấu hiệu của bệnh lyme sẽ xuất hiện trong vòng một tháng sau khi nhiễm.

1. Nổi mẩn đỏ

Giai đoạn khu trú có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở nơi ve cắn. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ chỉ là một biểu hiện tự nhiên khi bị cắn. Nó không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh lyme. Nếu vết mẩn đỏ biến mất trong vài ngày, chắc chắn đây không phải bệnh lyme.

Để an toàn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các triệu chứng mà bé đang gặp phải. Nếu bé bị bệnh lyme, vết mẩn đỏ sẽ phát triển lớn hơn. Vết mẩn đó có thể có hình tròn đồng tâm, đỏ với một chấm trắng ở giữa hoặc đỏ hoàn toàn. Bé có thể bị nổi mẩn đỏ ở nhiều vùng trên cơ thể.

2. Các triệu chứng của bệnh cúm

Ngoài việc nổi mẩn đỏ, trẻ cũng sẽ trải qua các triệu chứng tương tự bệnh cúm như sốt, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu và mệt mỏi. Đa số các trường hợp, triệu chứng này sẽ xuất hiện cùng với việc nổi mẩn đỏ.

Giai đoạn lan rộng

Giai đoạn lan rộng xuất hiện vài ngày hay vài tháng sau khi bị cắn. Trẻ có thể không nhớ có nổi mẩn hay vết cắn nào.

1. Đau khớp

Nếu bị bệnh lyme, bé có thể đột ngột bị đau khớp nặng. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở giai đoạn lan rộng của bệnh lyme. Trẻ sẽ bắt đầu than rằng mình bị đau khớp và bạn cũng sẽ thấy một vài vết sưng. Đầu gối của trẻ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất và cơn đau có thể chuyển từ khớp này sang khớp khác.

2. Các vấn đề thần kinh

Các triệu chứng của bệnh lyme có thể xuất hiện sau vài tuần và vài tháng nhưng cũng có thể xuất hiện sau nhiều năm kể từ khi trẻ bị cắn. Nếu rơi vào trường hợp sau, có khả năng trẻ bị viêm màng não. Có khoảng 10% bé bị liệt Bell, tê liệt tạm thời một bên mặt. Ngoài những triệu chứng trên, bé còn có thể bị tê chân hoặc khó vận động cơ.

3. Các triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, còn có một số triệu chứng không phổ biến khác nhưng vẫn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ:

  • Viêm kết mạc
  • Viêm gan
  • Các vấn đề về tim, tim đập bất thường, quá nhanh hoặc quá chậm. Tình trạng này hiếm khi kéo dài quá một tuần
  • Mệt mỏi quá mức ngay cả khi trẻ đã nghỉ ngơi đầy đủ.

Những yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh lyme

Nơi ở và sinh hoạt là yếu tố chủ yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh lyme. Ngoài ra, các hoạt động mà bé thích cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Dưới đây là một số tình huống phổ biến nhất:

1. Chơi ở nơi có nhiều cây cỏ

Trẻ thường chơi ở những khu vực có nhiều cây sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với con ve bị nhiễm bệnh. Ban đầu, những con ve này chỉ bám trên các loài động vật như chuột và các loài gặm nhấm khác. Tuy nhiên, nếu động vật này tiếp xúc với bé, bệnh sẽ lây lan.

2. Mặc quần áo ngắn

Trẻ mặc quần áo để lộ nhiều da cũng có nguy cơ mắc bệnh lyme. Loại ve này dễ bám vào da bé và lây nhiễm. Để bảo vệ trẻ, bạn hãy cho trẻ mặc quần áo dài tay.

Đôi khi, những con ve này thường bám vào những con vật nuôi trong nhà, do đó trẻ sẽ rất dễ bị lây nhiễm. Vì vậy, nếu bạn có nuôi thú cưng, hãy để ý đến chúng.

3. Phát hiện vết cắn trễ

Thông thường, con ve phải cắn trong thời gian từ 36 – 48 giờ trước khi vi khuẩn có thể lây lan. Nếu bạn phát hiện sớm và có biện pháp xử lý, bé sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lyme.

Các biến chứng của bệnh lyme

Đôi khi, trẻ bị bệnh lyme còn có thể bị các biến chứng khác. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh lyme có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm khớp mãn tính, do bệnh lyme thường ảnh hưởng chủ yếu đến khớp
  • Các tổn thương về thần kinh
  • Các khuyết tật về khả năng nhận thức như đãng trí
  • Tổn thương tim, tim sẽ đập chậm hoặc nhanh hơn bình thường.

Trước khi gặp bác sĩ

Khi bạn thấy bé có các triệu chứng của bệnh lyme hoặc nhìn thấy một con ve đang bám trên quần áo trẻ, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ và mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa về xương, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hoặc một số chuyên gia khác. Trước khi đưa trẻ đến bệnh viện, bạn hãy làm một số điều sau để bác sĩ chẩn đoán dễ dàng hơn:

  • Ghi lại tất cả các triệu chứng mà trẻ đã gặp phải. Đôi khi bạn sẽ bỏ sót một vài triệu chứng quan trọng khi nói chuyện với bác sĩ.
  • Hãy ghi ra những thay đổi mà trẻ đang phải đối mặt gần đây. Bạn hãy nói chuyện với trẻ để xem trẻ có bị căng thẳng hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ lại xem gần đây có bất kỳ thay đổi lớn nào ảnh hưởng đến bé không.
  • Liệt kê những loại thuốc mà bé đang uống hoặc đã uống gần đây, kể cả thuốc bổ, vitamin và cả những loại thuốc uống theo toa bác sĩ.

Tất nhiên, bác sĩ sẽ cho bạn biết tất cả mọi thứ về tình trạng của bé và những gì bạn cần phải làm. Tuy nhiên, đây là một số điều mà bạn có thể chuẩn bị để đảm bảo rằng bạn sẽ không quên khi nói chuyện với bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy bối rối hoặc không chắc chắn, bạn có thể xem qua những câu hỏi sau và ghi câu trả lời ra giấy. Những câu hỏi nào không biết, bạn hãy đến hỏi trực tiếp bác sĩ nhé.

1. Trẻ đã trải qua những chuyện gì gần đây?
2. Nếu không phải bệnh lyme, vậy có bệnh khác gây ra những triệu chứng này không? Làm thế nào để biết chắc chắn đây là bệnh lyme?
3. Bé sẽ phải làm những xét nghiệm gì? Những xét nghiệm sẽ giúp ích như thế nào trong việc xác định nguyên nhân?
4. Cách tốt nhất để chăm sóc trẻ?
5. Nếu trẻ không cảm thấy thoải mái với phương án điều trị mà bác sĩ đã gợi ý, có thể đổi phương án khác không? Liệu những phương án điều trị trước đây có đúng hay không?
6. Bé đang gặp phải một bệnh khác và đang uống thuốc điều trị. Vậy phải làm sao?
7. Bé nên ăn uống như thế nào? Nên ăn gì và không nên ăn gì? Nếu trẻ vẫn tiếp tục ăn những món ăn không nên ăn, trẻ sẽ gặp phải điều gì?
8. Bé có phải nhập viện không?

Chẩn đoán và điều trị bệnh lyme

Các triệu chứng của bệnh lyme rất dễ gây nhầm lẫn. Do đó, việc chẩn đoán sẽ gặp một chút khó khăn. Sau khi bác sĩ khám cho bé và làm một số xét nghiệm ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện tiếp một số xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (Elisa)

Đây là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để kiểm tra bệnh lyme. Kỹ thuật này khá nhạy và đơn giản cho phép xác định được kháng nguyên và kháng thể ở một nồng độ rất thấp. Tuy nhiên, đôi lúc kết quả kiểm tra này lại không chính xác. Bác sĩ sẽ có kết quả chẩn đoán bằng cách kết hợp các kết quả từ nhiều lần kiểm tra. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, kết quả này sẽ không hữu ích. Ngoài ra, nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ giống với triệu chứng của bệnh lyme hoặc gia đình bạn sống ở khu vực dễ bị mắc bệnh này thì với kết quả kiểm tra Elisa, bác sĩ đã có thể chẩn đoán bệnh.

2. Phương pháp Western blot

Sau khi có kết quả xét nghiệm Elisa, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho bé xét nghiệm Western blot. Kiểm tra này sẽ giúp xác nhận kết quả kiểm tra Elisa.

3. Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR)

PCR là một kỹ thuật phổ biến nhằm khuyếch đại một đoạn DNA được lấy từ khớp bị nhiễm trùng của trẻ. Phương pháp này thường được sử dụng khi bé bị viêm khớp mãn tĩnh. Nếu trẻ có các tổn thương về thần kinh, phương pháp này cũng giúp kiểm tra nhiễm trùng trong dịch não.

Điều trị bệnh lyme

Đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng kháng sinh để điều trị. Dưới đây là một số cách mà bác sĩ có thể đề xuất để điều trị bệnh lyme ở trẻ nhỏ:

1. Thuốc kháng sinh

Điều trị bằng viên uống kháng sinh là hình thức điều trị phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của bệnh lyme. Nếu trẻ hơn 8 tuổi, bác sĩ cho bé dùng kháng sinh doxycycline. Nếu bé nhỏ hơn 8 tuổi, bác sĩ có thể cho bé dùng amoxicillin hoặc cefuroxime. Quá trình điều trị bệnh lyme phải mất từ 14 – 21 ngày.

2. Kháng sinh đường tĩnh mạch

Nếu bé bị tổn thương thần kinh, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp kháng sinh đường tĩnh mạch. Bé sẽ phải điều trị từ 14 – 28 ngày. Kháng sinh đường tĩnh mạch giúp trẻ ngăn ngừa và loại bỏ dấu vết nhiễm trùng. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian bạn mới nhận thấy được những thay đổi ở trẻ.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị, bạn hãy nói chuyện rõ với bác sĩ nhé. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của kháng sinh tiêm tĩnh mạch là giảm số lượng bạch cầu, nhiễm trùng với một vi khuẩn khác không liên quan đến bệnh lyme, tiêu chảy.

Trong một số trường hợp, sau khi điều trị, trẻ vẫn sẽ gặp phải một số triệu chứng của bệnh. Nếu điều đó xảy ra với trẻ, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lý do rụng tóc bạn không ngờ đến

(21)
Đa số phụ nữ đều cảm thấy lo lắng, muộn phiền, mất tự tin khi mái tóc của mình mỏng và ít. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc? Rụng tóc có thể ... [xem thêm]

Hạt hồ đào: Dồi dào dưỡng chất cho cơ thể

(97)
Nhiều người thường nhầm lẫn hạt hồ đào là hạt óc chó. Thực chất, hai loại hạt này khá khác nhau và cùng đem đến nhiều lợi ích dinh dưỡng tốt cho ... [xem thêm]

Những bài tập ở cổ giúp điều trị chóng mặt

(68)
Chóng mặt là hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng gặp phải. Nó khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn. ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

(56)
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao ... [xem thêm]

Mất khả năng cương cứng do nghiện phim người lớn

(63)
Bạn có từng thắc mắc liệu xem quá nhiều phim khiêu dâm có thể gây ra vấn đề về khả năng quan hệ tình dục ở nam giới, ví dụ như chứng rối loạn cương ... [xem thêm]

Công dụng của cây kế sữa: Có thể bạn chưa biết

(95)
Cây kế sữa là một loại thảo dược phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công dụng của loài thực vật này.Cây kế sữa hay còn được biết đến ... [xem thêm]

10 chấn thương phổ biến khi chạy bộ mà bạn nên chú ý

(46)
Những chấn thương khi chạy bộ thường xảy ra khi bạn cố gắng quá sức. Ngoài ra, cách cơ thể di chuyển cũng có ảnh hưởng đến việc này. Đừng quá lo lắng ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu đúng về tình trạng viêm kết mạc mắt chưa?

(74)
Mọi người thường cho rằng bản thân hiểu rõ về viêm kết mạc mắt vì đây là bệnh vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, họ không biết rằng một số thông tin họ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN