4 công dụng của khoai lang đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(3.78) - 47 đánh giá

Cho trẻ ăn khoai lang không chỉ tốt cho mắt, hệ thần kinh mà công dụng của khoai lang còn được nhiều người quan tâm bởi việc điều trị và ngăn ngừa táo bón cho bé.

Khoai lang là loại rau củ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và beta-carotene. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên các bà mẹ nên thêm khoai lang vào chế độ ăn của trẻ nhỏ để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng bé ăn khoai lang thường xuyên sẽ nhận được những lợi ích gì? Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, hãy theo dõi tiếp những chia sẻ sau của Chúng tôi để có lời giải đáp nhé.

Công dụng của khoai lang đối với sức khỏe của bé

Khoai lang là loại củ được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ như:

1. Vitamin A và beta-carotene

Khoai lang là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ nhỏ bởi loại củ này rất giàu vitamin A, một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mắt. Không những vậy, khoai lang còn giàu beta-carotene. Đây là tiền chất của vitamin A, giúp cung cấp một lượng lớn vitamin A cho cơ thể. Có thể nói, khoai lang là loại củ có hàm lượng vitamin A cao nhất trong số các loại rau củ. Thế nên đây là thực phẩm cực kỳ tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm.

2. Tinh bột và chất xơ

Khoai lang rất giàu tinh bột và chất xơ giúp tạo năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.

3. Giàu vitamin

Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như C, E, K, B1, B6 và B9. Những vitamin này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh để đạt được các cột mốc phát triển đúng thời điểm.

4. Giàu khoáng chất

Khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Khoai lang là một nguồn cung cấp khoáng chất rất dồi dào với nhiều loại khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri và kẽm.

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Dưới đây là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g khoai lang:

  • Năng lượng: 86kcal
  • Tinh bột: 20,12g
  • Đường: 4,18g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 1,57g
  • Chất béo: 0,05g
  • Canxi: 30mg
  • Sắt: 0,61mg
  • Magie: 25mg
  • Phốt pho: 47mg
  • Kali: 337mg
  • Natri: 55mg
  • Kẽm: 0,3mg
  • Vitamin C: 2,4mg
  • Vitamin B1: 0,078mg
  • Vitamin B2: 0,061mg
  • Vitamin B3: 0,557mg
  • Vitamin B6: 0,209mg
  • Vitamin B9: 11µg
  • Vitamin A: 709 µg
  • Vitamin E: 0,26mg
  • Vitamin K: 1,8 µg

Cách chọn và bảo quản khoai lang

Khi chọn khoai lang để chế biến món ăn cho bé và cả gia đình, bạn nên chọn những củ có bề ngoài không bị trầy xước, không bị nứt, sứt mẻ, cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng chắc, không bị giập. Tránh mua những củ có màu đen hoặc rỗ vì đây là dấu hiệu cho thấy khoai đã bị sâu, hỏng. Ngoài ra, bạn nên mua khoai lang ở những địa chỉ đáng tin cậy, mua khoai trồng theo chuẩn VietGap để tránh mua phải những loại rau củ không đảm bảo chất lượng.

Bạn không cần phải bảo quản khoai trong tủ lạnh mà có thể để ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên bạn nên sử dụng hết trong vòng một tuần. Nếu bạn muốn để lâu hơn, hãy bảo quản khoai ở nơi mát mẻ, tối và khô ráo với nhiệt độ khoảng 15ºC. Tuy nhiên, đừng để khoai hơn một tháng nhé.

Cách chế biến khoai lang cho bé

Khoai lang có thể được chế biến theo nhiều cách. Tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào đi nữa thì bạn hãy luôn rửa sạch khoai, bỏ vỏ đi nhé bởi phần vỏ này rất khó tiêu hóa.

  • Nướng: Nướng sẽ làm cho khoai lang mềm và không bị nhão. Bạn lấy tăm đâm mấy lỗ trên củ khoai rồi nướng trong lò có nhiệt độ khoảng 200ºC trong 45 phút hoặc cho đến khi khoai chín mềm. Sau khi khoai chín, bạn chỉ cắt thành hai nửa và dùng muỗng múc phần thịt khoai lang cho bé ăn.
  • Hấp: Hấp sẽ giúp giữ nguyên vị ngọt, bùi của khoai lang. Gọt vỏ, cắt làm đôi và cho vào nồi hấp ở lửa vừa trong khoảng từ 20 – 25 phút hoặc cho đến khi đạt được độ mềm mong muốn.

Công thức chế biến các món ngon từ khoai lang dành cho bé

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm ăn dặm đầu tiên mà bạn có thể cho bé ăn. Bạn có thể nghiền khoai lang với các loại rau, củ hoặc các loại thịt để cho bé ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý là những công thức chế biến này chỉ phù hợp với những bé lớn hơn sáu tháng tuổi.

1. Khoai lang nghiền nhuyễn

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Nước

Cách chế biến:

Sau khi mua khoai lang về, bạn hãy rửa sạch nhưng đừng bào vỏ, sau đó cho vào lò, nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 45 phút. Nếu không thích nướng, bạn có thể cho vào nồi hấp trong khoảng 30 phút cho đến khi khoai chín mềm hoàn toàn.

Lấy khoai đã nướng ra khỏi lò và cắt thành hai nửa. Sau đó, dùng muỗng múc thịt khoai lang ra khỏi vỏ và nghiền nhuyễn rồi dùng rây lọc để khoai mịn. Múc ra chén và cho bé thưởng thức.

2. Khoai lang và táo nghiền

Nguyên liệu:

  • Táo
  • Khoai lang
  • Nước

Cách chế biến:

Đây là công thức chế biến khoai lang đơn giản và dễ dàng. Đầu tiên, bạn nướng hoặc hấp cho khoai chín mềm. Sau đó, dùng muỗng múc phần thịt khoai lang ra khỏi vỏ và nghiền nhuyễn. Với táo, bạn dùng thìa nạo nhuyễn rồi lọc qua rây để món ăn không bị lợn cợn khiến bé khó nuốt.

3. Khoai lang và thịt gà nghiền

Nguyên liệu:

  • Thịt gà không xương
  • Khoai lang

Cách chế biến:

  • Luộc thịt gà và khoai lang trong những nồi riêng hoặc hấp cho đến khi chín mềm. Bạn bóc vỏ, thái khoai thành những miếng nhỏ rồi cho vào máy xay chung với thịt gà, nêm nếm một chút gia vị cho vừa miệng.
  • Sau khi xay xong, đổ hỗn hợp ra chén và cho bé thưởng thức.

4. Khoai lang và đậu Hà Lan nghiền

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Đậu Hà Lan
  • Nước sốt táo
  • Nước

Cách chế biến:

Nướng hoặc hấp khoai lang, sau đó gọt vỏ và cho vào máy, xay với đậu Hà Lan đã luộc. Trong khi xay, bạn có thể cho thêm một ít nước sốt táo để làm tăng hương vị của món ăn. Sau khi xay xong, bạn hãy múc ra chén và cho bé thưởng thức.

5. Khoai lang và cà rốt nghiền

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Cà rốt
  • Nước

Cách chế biến:

Đây là công thức chế biến món ăn dặm với kết hợp cà rốt và khoai lang khá đơn giản. Đầu tiên, hấp chín cà rốt, cắt thành những miếng nhỏ và nghiền nhuyễn. Bạn có thể hấp chín hoặc nướng khoai lang cho khoai chín mềm rồi dùng muỗng múc phần thịt ra khỏi vỏ. Sau đó, cho cả khoai và cà rốt vào máy nghiền nhuyễn, nếu hỗn hợp quá đặc, bạn có thể cho thêm một ít nước và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Bạn có thể dùng món ăn này để làm bữa trưa hoặc bữa tối cho bé.

6. Khoai lang và chuối nghiền

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Chuối
  • Nước

Cách chế biến:

Nướng hoặc hấp khoai lang cho đến khi khoai chín mềm rồi dùng muỗng múc phần thịt khoai cho vào máy xay với một vài miếng chuối thái nhỏ và một ít nước. Sau khi xay xong, múc hỗn hợp ra chén và cho bé thưởng thức.

Một cách chế biến khác là bạn nghiền nhuyễn chuối, dùng rây lọc chuối và khoai cho mịn rồi cho bé ăn.

7. Cháo khoai lang

Món ăn này phù hợp với các bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu:

  • 1 chén ngũ cốc
  • 4 củ khoai lang
  • 3 cốc nước
  • 1 cốc sữa

Cách thực hiện:

Để nấu cháo khoai lang, bạn có thể chọn bất cứ loại ngũ cốc nào nhưng nên ưu tiên chọn những loại dễ tiêu hóa như gạo, yến mạch… Cho 1 chén ngũ cốc, khoai lang xắt nhỏ, ba cốc nước và một cốc sữa vào nồi nấu cho đến khi hạt ngũ cốc nở đều, khoai chín mềm. Sau khi cháo chín, bạn hãy múc ra chén và cho bé thưởng thức.

Khoai lang có thể kết hợp với những thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm khi kết hợp với khoai lang sẽ mang đến một hương vị cực kỳ tuyệt vời, kích thích vị giác và giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.

  • Rau: Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau bởi rau có vị khá nhạt và mùi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ ăn rau với khoai lang thì trẻ sẽ khá là thích thú đấy.
  • Ngũ cốc: Trộn một ít ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch… với khoai lang và bạn sẽ thấy bé “giải quyết” món này rất nhanh chóng.
  • Các loại thịt: Kết hợp khoai lang với các loại thịt sẽ làm tăng hương vị của món ăn và giúp trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.
  • Sữa chua: Sữa chua và khoai lang nghiền sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời mà bạn có thể cho trẻ thử.
  • Trái cây: Bạn có thể kết hợp khoai lang với bất kỳ loại trái cây nào để làm tăng hương vị của món ăn.

Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với khoai lang không?

Cũng giống như những loại thực phẩm khác, khoai lang cũng có nguy cơ gây dị ứng mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra. Dù vậy, khi cho bé ăn lần đầu tiên, bạn cũng nên chú ý theo dõi các triệu chứng của bé. Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi bé ăn vài phút hoặc vài giờ:

  • Nổi mề đay: Những nốt nhỏ màu đỏ xuất hiện trên da theo từng mảng
  • Khó thở: Bé sẽ có cảm giác khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển
  • Đau bụng: Triệu chứng này có thể kèm theo nôn mửa và tiêu chảy
  • Sưng: Môi và lưỡi của trẻ sẽ bị sưng, gây cảm giác khó chịu khi nuốt
  • Suy nhược và chóng mặt: Bé sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi do gặp phải các triệu chứng dị ứng.

Đây là một số triệu chứng dị ứng khá phổ biến, nếu thấy bé có những triệu chứng này, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin về công dụng của khoai lang đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Với những thông tin này, bạn có thể cân nhắc đến việc thêm loại củ này vào chế độ ăn cho bé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá các loại thực phẩm tốt cho da và ngăn ngừa sẹo mụn

(23)
Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong việc giúp làn da bạn trở nên sạch đẹp và ngăn ngừa sẹo mụn để lại. Nếu mụn trứng cá đang làm bạn lo lắng ... [xem thêm]

6 món ăn vặt cực ngon và bổ dưỡng cho bé

(48)
Trẻ 3 tháng tuổi phát triển nhanh chóng và đem đến cho bạn rất nhiều điều bất ngờ. Ở giai đoạn này, bé có vẻ khóc ít hơn, các phản ứng đa dạng hơn, ... [xem thêm]

Muốn bé phát triển tốt, mẹ nhớ bổ sung 6 loại vitamin sau

(24)
Khi mang thai, bạn sẽ cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với những người khác. Vậy bạn có biết cơ thể bạn cần những loại vitamin nào và nạp chúng từ những ... [xem thêm]

Rau cải xoăn: Siêu thực phẩm dành cho mọi người

(57)
Cải xoăn được mệnh danh là một trong những “siêu thực phẩm” lành mạnh nhất hành tinh với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.Cải xoăn (tiếng anh ... [xem thêm]

Testosterone

(63)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm testosteroneBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm testosterone là gì?Testosterone là một hormone giới tính nam lưu ... [xem thêm]

Hướng dẫn đi khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ

(87)
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước. Do đó, mỗi ngày bệnh viện đón ... [xem thêm]

Mẹ bầu biết những gì về hiện tượng vỡ ối non?

(46)
Tình trạng vỡ ối non hiếm khi xảy ra nhưng lại là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non cũng như gặp phải các tình trạng nguy hiểm ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ nên biết khi cho bé ăn dặm

(46)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN