Đau nhức cơ bắp khi tập thể hình: Làm sao để điều trị?

(3.72) - 55 đánh giá

Đau nhức cơ bắp khi tập thể hình là một tình trạng khá khổ biến. Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức là do vận động quá mức trong thời gian dài. Việc điều trị thường mất khoảng vài ngày để cơn đau nhanh hết.

Bạn có thể bị đau nhức cơ bắp khi tập thể hình, chơi thể thao hoặc thậm chí làm công việc nhà, khi:

  • Làm điều gì đó vượt quá khả năng thể chất của mình như luyện tập liên tục trong 2 giờ ngay lần đầu tiên tập.
  • Đột nhiên tăng mức độ tập hoặc tăng thời gian tập luyện.
  • Luyện tập các bài thể dục, như đi bộ xuống dốc hoặc duỗi thẳng cánh tay trong khi cơ bắp tay cuộn lên, trong thời gian dài hơn.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các biện pháp kỳ diệu giúp giảm đau nhức cơ bắp khi tập thể hình. Dưới đây là một loạt các phương pháp điều trị đơn giản và dễ dàng sau khi tập luyện, có thể giúp bạn giảm đau cơ bắp và cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Điều trị trong quá trình đau nhức cơ bắp khi tập thể hình

Một số phương pháp có thể giúp bạn giảm đau nhức cơ bắp trong lúc tập luyện như:

  • Kéo giãn cơ đầy đủ. Trước khi tập luyện, bạn nên làm ấm cơ thể và kéo giãn cơ trong một khoảng thời gian dài để cơ sẵn sàng cho việc tập luyện và giảm tác dụng của đau cơ bắp khởi phát chậm (DOMS). Bạn hãy dành thời gian để làm những động tác kéo giãn nhẹ nhàng (kéo giãn liên quan đến chuyển động) và sau đó kéo giãn tĩnh như đong đưa chân hoặc đi bộ đá chân nhẹ.
  • Khởi động trước khi tập tạ. Nếu cơ bắp không được khởi động kỹ sẽ làm bạn có nguy cơ cao bị đau nhức cơ bắp nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị kéo căng dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Đối với tập tạ, bạn nên khởi động thêm cho tim như Jumping Jack hoặc nhảy dây.
  • Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể ngăn ngừa chuột rút, giảm viêm và đau nhức cơ bắp. Nếu tập thể dục hàng ngày gây ra đổ mồ hôi nhiều, bạn hãy chọn đồ uống thể thao để bổ sung thêm chất điện giải và natri ngoài nước. Hãy nhớ chọn loại có calo thấp, nếu không bạn sẽ nạp vào tất cả lượng calo bạn vừa mới đốt.
  • Chọn bài tập phù hợp. Nhận thức được tư thế trong quá trình tập luyện có thể ngăn chặn cơn đau nhức không cần thiết.

Điều trị đau nhức cơ ngay sau khi tập thể hình

Các cơn đau nhức ngay sau khi tập luyện có thể thuyên giảm bằng cách:

  • Tắm nước lạnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tắm nước lạnh có thể làm giảm đau nhức cơ bắp nhiều hơn việc nghỉ ngơi hoặc không can thiệp gì sau khi luyện tập.
  • Chườm nóng. Chườm nóng, chườm ấm có thể làm giảm căng cơ và tăng cường quá trình chữa bệnh.
  • Bổ sung quả dứa và anh đào chua vào thực đơn. Bromelain, một loại enzyme được tìm thấy trong dứa và quả anh đào có lợi ích chống viêm tương đương với các thuốc chống viêm.

Điều trị đau nhức cơ bắp khi tập thể hình: Ngày hôm sau

  • Giảm đau bằng đá lạnh. Nếu tắm nước lạnh có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp ngay lập tức sau khi tập luyện thì chườm lạnh cho cơ bắp bị ảnh hưởng sẽ giúp giảm viêm cơ bắp đau vào ngày hôm sau.
  • Tự xoa bóp. Xoa bóp là cách điều trị lý tưởng cho đau nhức cơ bắp. Bạn nên tự xoa bóp để kiểm soát lực vừa phải lên vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể sử dụng dụng cụ massage hoặc con lăn bọt để thư giãn các cơ bị đau và kéo giãn cơ để giảm căng thẳng.

Ngoài ra, có những sản phẩm mà bạn có thể sử dụng giúp làm dịu cơ bắp sau khi tập luyện: liệu pháp áp lạnh con lăn điện cực, bóng rung trị liệu hoặc phương pháp chăm sóc da có các lợi ích chống viêm tự nhiên.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bí quyết tự chăm sóc bản thân khi bạn bị ốm

(54)
Không phải lúc nào bạn bị ốm cũng có người thân ở bên chăm sóc mà tình trạng thì không quá nghiêm trọng để đi bệnh viện. Vậy làm sao để bạn có thể ... [xem thêm]

Các bệnh về tim ở người cao tuổi không phải ai cũng biết

(99)
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc rất nhiều bệnh, nhất là các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh van tim, suy ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

(62)
Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có ... [xem thêm]

11 thực phẩm cần tránh khi bị bệnh tiểu đường

(41)
Bệnh tiểu đường không kiểm soát được sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và các biến chứng khác. Chúng tôi mách bạn ... [xem thêm]

Đẩy lùi căng thẳng khi sống chung với bệnh hen suyễn

(46)
Stress ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm trạng của con người. Biết làm chủ và giảm áp lực trong cuộc sống là bí quyết giúp bạn kiểm ... [xem thêm]

6 dấu hiệu nhiễm trùng máu thầm lặng

(53)
Nhiễm trùng máu, hay ngộ độc máu, là căn bệnh nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Song, bệnh lại rất khó chẩn đoán. Nhận biết được các dấu hiệu ... [xem thêm]

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

(57)
Dầu đậu phộng (dầu lạc) ngày càng được ưa chuộng bởi có thể dùng để chế biến thực phẩm cho đến dưỡng da cũng như giúp bảo vệ sức khỏe.Hiện nay, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN