Bạn đang đau đầu vì bé không thể ngủ trọn giấc hàng đêm. Những mẹo bên dưới có thể giúp bé ngủ ngon hơn, và bạn sẽ có thêm thời gian chăm sóc cho bản thân mình.
1. Chỗ ngủ ấm cúng
Nhiều trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được sự rộng lớn của chiếc cũi, bé sẽ không thoải mái và có thể cảm thấy quá trống trải. Khi đó, bạn có thể sử dụng một chiếc nôi, hoặc một chiếc xe đẩy trong vài tháng đầu tiên để tạo sự thoải mái. Các vật dụng này cũng tạo cho bé những cảm giác giống hệt những gì bé cảm nhận trong chín tháng dài nằm trong tử cung của bạn. Để đảm bảo an toàn, hãy quấn bé lại (nhưng không quấn khi bé đã trở nên hiếu động hơn), hoặc bạn cũng có thể sử dụng một chiếc túi ngủ dành riêng cho em bé.
2. Kiểm soát nhiệt độ
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Hãy chỉnh điều hòa ở nhiệt độ thích hợp nhất để bé có thể ngủ ngon giấc.
3. Tạo ra chuyển động nhịp nhàng
Trong tử cung, bé hoạt động nhiều nhất khi bạn nghỉ ngơi; khi bạn thức và vận động, bé lại trở nên yên ắng vì được ru ngủ bởi các chuyển động nhẹ nhàng. Ra khỏi bụng mẹ, những chuyển động đó vẫn còn có tác dụng làm dịu tinh thần của bé. Đung đưa, lắc lư, và vỗ nhẹ sẽ giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
4. Âm thanh êm dịu
Trong nhiều tháng, nhịp tim, tiếng động phát ra từ trong bụng và giọng nói của bạn luôn là những thứ vỗ về và an ủi bé. Khi chào đời, việc ngủ của bé giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn nếu không có âm thanh xung quanh. Bạn hãy thử tạo ra âm thanh như tiếng quạt, những loại nhạc êm dịu từ radio, tiếng leng keng của hộp nhạc hoặc nhạc từ điện thoại di động. Hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy bé dần chìm vào giấc ngủ giữa những âm thanh réo vang không ngừng.
5. Một nơi yên bình
Trẻ sẽ ngủ sâu hơn khi được ở trong phòng của riêng mình và không bị xáo trộn bởi sự hiện diện của bạn. Vì vậy, trừ khi bạn đang muốn ngủ chung với bé và/hoặc bạn tin mình có thể không bế và ôm bé, nếu không, bạn nên để bé ngủ ở phòng riêng. Tuy nhiên, bạn nên ở gần bé với khoảng cách đủ để nghe thấy tiếng khóc trước khi bé bắt đầu ré lên, hoặc sử dụng một hệ thống liên lạc giữa phòng của bé và phòng bạn để đảm bảo bạn sẽ có mặt bên bé kịp lúc nếu có chuyện gì xảy ra.
6. Ngủ theo đúng giờ giấc
Hãy tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc và bạn nên đảm bảo bắt đầu tập ngay khi bé được 6 tháng tuổi. Các việc cần làm để xây dựng kế hoạch ngủ theo đúng giờ giấc là tắm nước ấm, sau đó mặc đồ ngủ, dành một chút thời gian chơi trên giường, một câu chuyện hay bài ca ươm vần từ một cuốn sách có thể nhẹ nhàng ru ngủ ngay cả những em bé nhỏ tuổi nhất. Vú hoặc bình sữa có thể là bước cuối cùng để đưa bé vào giấc ngủ, nhiều trẻ có thể đi vào giấc ngủ sớm hơn.
7. Đừng bắt bé thức vào ban ngày
Một số cha mẹ giúp bé ngủ sâu hơn vào ban đêm bằng cách giữ cho bé tỉnh táo trong ngày, ngay cả khi bé muốn ngủ. Đây là một sai lầm lớn, vì nếu mệt, bé sẽ có giấc ngủ thất thường và chập chờn hơn. Bé có thể thức dậy giữa đêm và đánh thức cả bạn.
8. Cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ban ngày
Trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi chiều có xu hướng ngủ đêm tốt hơn nhiều so với những bé không được tiếp xúc.
Việc giúp bé rèn luyện thói quen ngủ khoa học là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ ngon không những giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt mà còn giúp cha mẹ tránh được những mệt mỏi đáng tiếc khi phải dỗ dành bé vào giữa đêm. Vì vậy, hãy cố gắng tập thói quen ngủ cho bé ngay từ bây giờ.