Cuộc sống sau ung thư – Rối loạn căng thẳng sau sang chấn và ung thư

(3.56) - 12 đánh giá

Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (RLCTSCT) là một rối loạn lo âu. Một người có thể bị RLCTSCT sau khi trải qua một tình huống đáng sợ hoặc đe dọa tính mạng.

RLCTSCT thường liên quan với các sự kiện chấn thương như:

  • Chiến tranh
  • Tấn công tình dục và thể chất
  • Thảm họa thiên nhiên
  • Tai nạn nghiêm trọng

Nhưng những người bị ung thư cũng có thể gặp tình huống này. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy gần 1 trong 4 phụ nữ ung thư vú bị RLCTSSC.

Các vấn đề của trải nghiệm ung thư có thể kích hoạt RLCTSSC bao gồm:

  • Sự chẩn đoán
  • Đau do ung thư hoặc các vấn đề thể chất khác
  • Xét nghiệm và điều trị
  • Kết quả xét nghiệm
  • Thời gian nằm viện dài hoặc điều trị
  • Ung thư tái phát

Các dấu hiệu và triệu chứng của RLCTSSC

Một người bị ung thư hoặc một người sống sót sau ung thư có cảm giác căng thẳng, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi. Nhưng nếu những cảm giác này không biến mất theo thời gian, tiếp tục trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chúng có thể là dấu hiệu của RLCTSSC.

Các triệu chứng khác của RLCTSSC bao gồm:

  • Cơn ác mộng và hồi tưởng
  • Tránh những nơi, sự kiện, con người hoặc những thứ mang lại những ký ức tồi tệ
  • Cảm giác tội lỗi, vô vọng hoặc xấu hổ
  • Khó ngủ hoặc mất tập trung
  • Cảm giác sợ hãi hay giận dữ liên tục
  • Mất hứng thú với các hoạt động và mối quan hệ đã từng rất thú vị
  • Hành vi tự hủy hoại, chẳng hạn như lạm dụng ma túy hoặc rượu
  • Những suy nghĩ đáng sợ hoặc không mong muốn
  • Khó biểu lộ cảm xúc

Các triệu chứng RLCTSSC là khác nhau đối với mỗi người và có thể thoáng qua. Các triệu chứng thường phát triển trong vòng 3 tháng sau khi xảy ra chấn thương. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này và chúng kéo dài hơn một tháng, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe.

Những người mắc bệnh ung thư và những người sống sót sau ung thư bị RLCTSSC cần điều trị vì chứng rối loạn có thể khiến họ không được xét nghiệm cần thiết, điều trị ung thư hoặc chăm sóc theo dõi. RLCTSSC cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tiêu cực về tinh thần, thể chất và xã hội. Chúng có thể bao gồm trầm cảm, lạm dụng rượu và ma túy, rối loạn ăn uống và mất các mối quan hệ và việc làm.

Các yếu tố nguy cơ đối với RLCTSSC

Không rõ tại sao một số người phát triển RLCTSSC trong khi những người khác thì không. Một số yếu tố có thể khiến một người có nhiều khả năng phát triển rối loạn, bao gồm cả việc mắc bệnh ung thư khi còn trẻ. Một nghiên cứu cho thấy những người sống sót sau ung thư thời thơ ấu, đặc biệt là những người điều trị lâu hơn và chuyên sâu hơn, có nguy cơ mắc RLCTSSC cao hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy gần 20% trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo ung thư bị RLCTSSC.

RLCTSSC dường như cũng phổ biến hơn đối với

  • Những người đã bị RLCTSSC hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư
  • Phụ nữ thiểu số
  • Những người có mức độ căng thẳng cao
  • Những người sử dụng chiến lược tránh né để đối phó với căng thẳng, chẳng hạn như ma túy hoặc rượu
  • Những người có trình độ học vấn thấp
  • Người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập
  • Những người độc thân

Những người mắc bệnh ung thư và những người sống sót ít có khả năng mắc RLCTSSC nếu họ

  • Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ gia đình và bạn bè
  • Được cung cấp thông tin chính xác về giai đoạn ung thư
  • Có mối quan hệ tốt với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của họ

RLCTSSC và người chăm sóc

RLCTSSC cũng có thể ảnh hưởng đến người chăm sóc. Biết rằng người thân bị ung thư, nhìn thấy người thân đau đớn và phải cấp cứu y tế là những sự kiện đau thương. Một người chăm sóc có thể bị RLCTSSC trong quá trình điều trị hoặc nhiều năm sau khi người họ chăm sóc đã sống sót sau căn bệnh ung thư.

Một nghiên cứu cho thấy trong những gia đình có người ở tuổi thiếu niên bị ung thư thời thơ ấu có gần 20% cha mẹ đang trải qua RLCTSSC. Nghiên cứu cũng cho thấy, thông thường cha mẹ của trẻ em đang điều trị ung thư phát triển các triệu chứng liên quan đến căng thẳng.

Điều trị RLCTSSC

RLCTSSC có thể điều trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mỗi người, triệu chứng và tình huống cụ thể. Phương pháp điều trị phổ biến được liệt kê ở đây và thường được kết hợp.

Tâm lý trị liệu

Điều này có nghĩa là nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần, như một cố vấn, người có kinh nghiệm điều trị RLCTSSC. Một số cố vấn chuyên giúp đỡ những người đã hoặc đang bị ung thư. Trị liệu có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm. Một số công ty bảo hiểm y tế trả cho một phần của điều trị.

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu có thể giúp kiểm soát các triệu chứng RLCTSSC, chẳng hạn như buồn bã, lo lắng và tức giận. Thuốc thường được sử dụng kết hợp với tâm lý trị liệu.

Các nhóm hỗ trợ

Các nhóm hỗ trợ có thể giúp mọi người đối phó với các vấn đề cảm xúc của bệnh ung thư. Họ cung cấp một nơi an toàn để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác phải đối mặt với tình huống tương tự. Nghiên cứu cho thấy các nhóm hỗ trợ có thể giúp những người mắc bệnh ung thư cảm thấy bớt chán nản, lo lắng và trở nên hy vọng hơn.

Tìm hỗ trợ cho RLCTSSC

Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe để được giúp đỡ trong việc tìm kiếm tài liệu cho RLCTSSC. Bộ phận công tác xã hội cũng có thể kết nối bạn với các dịch vụ tư vấn và các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng. Dưới đây là một số mẹo khác để tìm trợ giúp:

  • Liên lạc với sở y tế địa phương, cơ quan sức khỏe tâm thần cộng đồng hoặc cơ quan dịch vụ.
  • Nếu nơi làm việc của bạn có chương trình hỗ trợ nhân viên, hãy hỏi xem nơi đó có cung cấp lời giới thiệu cho cố vấn sức khỏe tâm thần không.
  • Hỏi công ty bảo hiểm sức khỏe Gửi phản hồi

Sử dụng các dịch vụ giới thiệu trực tuyến miễn phí, chẳng hạn như Hiệp hội lo âu và trầm cảm của Mỹ. Tìm một công cụ trị liệu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Tài liệu tham khảo

Life after cancer: Post-traumatic stress disorder and cancer

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối quan tâm về bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới

(30)
Người dịch: Đinh Thị Khánh Huyền Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 04/2018 Được chấp ... [xem thêm]

Da đổi màu ở người bệnh ung thư

(18)
Tổng quan chung Thay đổi màu sắc da thường do một nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, một người có thể bị vàng da do các vấn đề về gan, da hơi xanh do khó ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng B – Các loại Xét nghiệm

(72)
Người dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(29)
Bài viết này giới thiệu về các phương pháp khác nhau được các bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhi mắc u nguyên bào tủy. Sử dụng menu để xem các ... [xem thêm]

Ngứa ở người bệnh ung thư

(59)
Tổng quan chung Ngứa thường là cảm giác khó chịu, có thể gây ra bồn chồn, lo lắng, vết lở loét và nhiễm trùng. Đối với người bệnh ung thư, ngứa có thể ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ muộn của điều trị ung thư

(37)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một số người đã mô tả sự sống sót là “không bệnh, nhưng không phải là đã không liên ... [xem thêm]

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư

(56)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tác dụng phụ là những vấn đề sức khỏe được gây ra bởi việc điều trị ung thư. Các điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN