Ngứa ở người bệnh ung thư

(4.32) - 59 đánh giá

Tổng quan chung

Ngứa thường là cảm giác khó chịu, có thể gây ra bồn chồn, lo lắng, vết lở loét và nhiễm trùng. Đối với người bệnh ung thư, ngứa có thể do các nguyên nhân sau:

  • Phương pháp điều trị ung thư như: hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch.
  • Là triệu chứng của bệnh ung thư.
  • Thuốc được sử dụng trong việc điều trị ung thư như: thuốc giảm đau, chống nôn, buồn nôn, hoặc điều trị hormone.
  • Một số nguyên nhân khác của ngứa có thể bao gồm da khô, nhiễm trùng, hoặc một vấn đề sức khỏe khác không phải ung thư.

Bị ngứa thường xuyên liên tục có thể do da bị tổn thương, chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đặc biệt là nếu da bị nứt. Ngứa có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, nên người bệnh ung thư cần báo ngay cho bác sĩ biết ngay khi bắt đầu thấy ngứa da và cho bác sỹ điều trị ung thư biết điều gì làm họ đỡ ngứa hoặc làm bệnh ngứa nặng hơn.

Dấu hiệu thường thấy khi bị ngứa

  • Da khô, đỏ, thô ráp, bong tróc.
  • Vàng da, hoặc vàng lòng trắng của mắt.
  • Phát ban hoặc có những cục nổi trên da.
  • Có những vết xây xước trên da.
  • Da lở loét.
  • Gãi khi không chủ ý.

Người bệnh nên làm gì

Làm dịu da

  • Hỏi dược sĩ về những loại kem không chứa cồn hoặc chất thơm. Thoa kem 2-3 lần một ngày, đặc biệt sau khi tắm, khi da còn ẩm. Hỏi bác sỹ ung thư của bạn loại kem nào an toàn cho bạn.
  • Tắm nước ấm thay vì nước nóng.
  • Bổ sung baking soda (còn gọi là thuốc muối, muối nở, natri bicarbonat), bột yến mạch (trong túi vải hoặc túi lưới), hoặc dầu tắm vào nước tắm của bạn.
  • Tắm rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng dịu nhẹ, không mùi và sử dụng khăn tắm mềm.
  • Khi lau khô cơ thể, không chà xát da, chỉ dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.
  • Dùng baking soda thay cho lăn/xịt khử mùi.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc có cồn trên da (như phấn thơm, nước cạo râu, hoặc nước hoa). Những loại phấn có thành phần tinh bột ngô có thể vón cục ở nơi ẩm ướt và gây kích ứng da.
  • Sử dụng dao cạo điện tốt hơn lưỡi dao thường vì tránh được tránh xước da và tình trạng kích ứng.
  • Giữ nhiệt độ phòng mát (15 – 21 độ C) và thông thoáng tốt để tránh đổ mồ hôi
  • Mặc quần áo rộng rãi làm từ sợi vải mềm để tránh kích ứng da.
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ. Hỏi bác sỹ ung thư của bạn về việc sử dụng thuốc (kháng histamin) nếu cơn ngứa làm bạn mất ngủ.
  • Hỏi bác sỹ điều trị ung thư của bạn để có những lời khuyên có thể làm giảm hoặc ngăn chặn cơn ngứa. Nếu bệnh ngứa của bạn trở nên trầm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm ngứa.

Giảm và ngăn chặn gãi

  • Sử dụng túi chườm lạnh, mát (như là để đá vụn trong túi nhựa bọc trong khăn ẩm) đặt trên da. Bỏ túi chườm khi túi hết lạnh, để da tự khô. Sử dụng lại túi chườm khi cần.
  • Giữ móng tay sạch sẽ và ngắn. Mang găng tay vải sạch nếu bạn gãi không chủ ý.
  • Nếu quá ngứa có thể xoa, ấn hoặc rung vùng da thay vì gãi. Tránh làm tổn thương da.
  • Mặc đồ rộng, vải mềm.
  • Tránh sự chú ý của bản thân tới cơn ngứa bằng âm nhạc, đọc sách và giao tiếp với mọi người.
  • Dùng thuốc giảm ngứa theo đơn của bác sỹ.

Người thân có thể làm gì cho người bệnh

  • Sử dụng xà phòng giặt loại nhẹ, không mùi để giặt quần áo và chăn ga gối của người bệnh.
  • Nếu người bệnh gãi trong lúc ngủ, đề nghị họ đeo găng tay vải sạch để giảm tổn thương da.

Gọi cho bác sỹ điều trị ung thư nếu người bệnh

  • Ngứa không giảm sau 2 ngày hoặc hơn
  • Da vàng hoặc nước tiểu có màu trà
  • Gãi tới mức da nứt ra hoặc chảy máu
  • Có phát ban, sau khi dùng kem hoặc thuốc mỡ thì triệu chứng nặng lên
  • Có mụn nước, da màu đỏ sáng, hoặc đóng vảy trên da
  • Da rỉ nước có mùi hôi hoặc mủ
  • Trở nên quá lo lắng, kích thích (không thể ngủ do ngứa)
  • Xuất hiện các đám mày đay (mảng ngứa màu trắng hoặc đỏ trên da), hơi thở ngắn, sưng nề họng hoặc mặt, hoặc dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng
Xem thêm bài viết Tổn thương da trong điều trị ung thư

Tài liệu tham khảo

Physical side effects: Skin problems: itching

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Trần Quang Kiên - ThS. BS. Nguyễn Thanh Hằng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở phụ nữ

(83)
Người dịch bài: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 9/2019 Được chấp ... [xem thêm]

Hóa trị FEC

(20)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS Trương Thị Kiều Oanh FEC là gì? Hóa trị là điều trị sử dụng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung ... [xem thêm]

Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền

(58)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền là gì? Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền (HMPS) là một ... [xem thêm]

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các nghiên cứu mới nhất

(56)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua bệnh ung thư: Bảo hiểm y tế

(27)
Hướng dẫn & Lời khuyên về Bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư Bài viết cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế ở Mỹ Mọi người ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN