Collagen và những điều cần biết

(3.84) - 40 đánh giá

Càng lớn tuổi, lượng collagen càng mất đi khiến làn da chúng ta lão hóa nhanh chóng. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có nhiệm vụ duy trì độ đàn hồi, dẻo dai của các mô liên kết trongxương khớp.

Ắt hẳn bạn đã quen thuộc với từ “collagen” nhưng liệu bạn có thực sự hiểu rõ chúng là gì không? Việc bổ sung collagen có thể mang đến tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Collagen là gì?

Collagen là loại protein tạo nên các mô liên kết. Có khoảng 25 loại collagen khác nhau được cơ thể sản xuất tự nhiên và con số này chiếm 25% tổng lượng protein có trong cơ thể người. Chúng không chỉ giúp da khỏe mạnh và đàn hồi mà còn giúp hỗ trợ xương, dây chằng, cơ bắp, sụn cũng như các cơ quan nội tạng.

Các chế phẩm collagen còn được sử dụng để:

  • Điều trị đau khớp kết hợp với nhiều loại viêm khớp và phẫu thuật
  • Điều trị đau lưng, đau cổ và đau sau chấn thương

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng các chế phẩm chứa chất này.

Ảnh hưởng của collagen lên da

Collagen giúp da căng bóng và mịn màng. Nó là chất cấu thành nên mô liên kết giúp hỗ trợ cấu trúc da, cần thiết để giữ cho làn da tươi trẻ. Khi chúng ta già, cơ thể sẽ sản xuất ít collagen hơn, khiến da xuất hiện nếp nhăn và các vết chân chim.

Collagen là một phân tử protein lớn khó hấp thụ qua da và thường bị bẻ gãy khi được hấp thụ vào cơ thể. Có nhiều loại kem và chất bổ trợ cho da được cho là bổ sung chất này nhưng chúng thường không hiệu quả. Cách tốt nhất để hấp thụ collagen là kích thích cơ chế sản xuất tự nhiên.

Những loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình sản xuất collagen bao gồm:

  • Lòng trắng trứng, thịt, phô mai, đậu nành và bắp cải
  • Quả mâm xôi đen, việt quất, cherry và phúc bồn tử
  • Các loại trái cây có chứa vitamin C như cam, dâu, tiêu và bông cải xanh
  • Các loại thực phẩm giàu vi chất đồng như động vật có vỏ (sò, ốc, tôm cua…), các loại hạt, thịt đỏ và một vài loại nước uống
  • Vitamin A có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật như beta-carotene

Liều dùng

Liều dùng thông thường của collagen là bao nhiêu?

Liều dùng của collagen có thể khác nhau tùy từng người. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của collagen là gì?

Hoạt chất này có thể được bào chế dưới rất nhiều dạng, có thể viên nang, dung dịch uống hay dạng tiêm.

Những phương pháp tiêm hay laser được thực hiện bởi bác sĩ và thường dùng để kiểm soát tình trạng cellulite (sần da cam).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng collagen?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng collagen . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng có gặp phải gồm: buồn nôn, ợ nóng, táo bón, buồn ngủ, phản ứng trên da và nhức đầu do collagen loại II chứa chondroitin và glucosamine nên liều lượng lớn có thể dẫn đến những phản ứng phụ tương tự như những chất bổ sung chondroitin và glucosamine.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng

Trước khi dùng collagen bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng collagen
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây collagen hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng collagen với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của collagen như thế nào?

  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Không có đủ thông tin về việc sử dụng collagen trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
  • Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật. Bạn nên ngưng sử dụng collagen hai tuần trước khi phẫu thuật.
  • Đối với bệnh nhân dị ứng với trứng hoặc thịt gà. Những người bị dị ứng với thịt gà hoặc trứng không nên sử dụng collagen loại II. Các sản phẩm này có liên quan đến phản ứng dị ứng. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng nếu bạn bị dị ứng với thịt gà hoặc trứng.

Tương tác

Collagen có thể tương tác với những yếu tố nào?

Hoạt chất này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng collagen. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Duy trì lượng collagen tự nhiên trong cơ thể

Lượng collagen trong cơ thể sẽ hao hụt theo thời gian nhưng cũng có một số việc bạn làm có thể gây tổn hại thêm. Bạn nên tránh những điều dưới đây để giữ làn da khỏe mạnh lâu hơn:

  • Tiêu thụ nhiều đường có thể khiến collagen bị khô, giòn và yếu.
  • Nhiều chất trong thuốc lá có thể tổn hại đến cả collagen và elastin trong da. Nicotine trong thuốc lá cũng làm hẹp mạch máu ở lớp những lớp da ngoài, làm giảm thiểu sự vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới da và gây ảnh hưởng đến tình trạng da.
  • Tia UV từ mặt trời có thể bẻ gãy các phân tử collagen.

Lượng collagen sẽ giảm tự nhiên theo thời gian và không có cách nào để tránh hiện tượng này vì đó là quy luật lão hóa của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp để làm chậm quá trình lão hóa bằng cách duy trì và kích thích sản xuất thêm collagen. Điều này sẽ giữ da, xương, cơ và các khớp khỏe mạnh lâu hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vô sinh: nguyên nhân và cách điều trị

(23)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

6 bí quyết trong việc lựa chọn quần áo cho trẻ

(25)
Lựa chọn quần áo cho trẻ là một việc không thể thiếu trong quá tình chăm sóc con để con có thể mặc thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không biết ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về tình trạng xuất huyết dưới màng đệm

(66)
Mang thai là giai đoạn mà người phụ nữ cần phải hết sức chú ý đến sức khỏe của bản thân. Trong giai đoạn này, một số triệu chứng khác thường có ... [xem thêm]

Uống rượu, bia và hút thuốc có làm tăng huyết áp?

(73)
Bạn không thể luôn luôn đề phòng bệnh cao huyết áp, nhưng việc cai thuốc lá và điều chỉnh lượng thức uống có cồn lại hoàn toàn có thể giúp bạn điều ... [xem thêm]

7 lợi ích sức khỏe khi bạn ăn tỏi sống mỗi ngày

(42)
Bạn thường sử dụng tỏi như một loại gia vị nhưng lại hiếm khi ăn tỏi sống? Thế thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều lợi ích sức khỏe từ thói quen ăn tỏi ... [xem thêm]

Những điều cần tránh khi bị táo bón

(60)
Chứng táo bón xuất hiện khi bạn gặp khó khăn lúc đi đại tiện và số lần đi ít hơn bình thường. Bạn cần lưu ý những điều cần tránh khi táo bón sau đây ... [xem thêm]

Mệt mỏi và sốt nhẹ là dấu hiệu của bệnh gì?

(43)
Mệt mỏi hay sốt nhẹ khiến bạn giảm năng suất trong công việc và cảm thấy không thoải mái để vui chơi hay làm bất cứ hoạt động giải trí nào.Mệt mỏi ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí và cách khắc phục

(34)
Khi bụi bẩn, dầu thừa, và các tế bào chết lấp vào các lỗ chân lông, các vi khuẩn sống trong tuyến dầu có môi trường thuận lợi để sinh sôi là nguyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN