Uống rượu, bia và hút thuốc có làm tăng huyết áp?

(4.26) - 73 đánh giá

Bạn không thể luôn luôn đề phòng bệnh cao huyết áp, nhưng việc cai thuốc lá và điều chỉnh lượng thức uống có cồn lại hoàn toàn có thể giúp bạn điều này.

Người hút thuốc và uống rượu bia cần quan tâm đến sức khỏe tim mạch của mình vì cả hai thói quen trên sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) và có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch.

Việc hút thuốc và uống rượu bia ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh cao huyết áp vì cả hai đều tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và ngưỡng huyết áp. Vì vậy, dù bạn đã được chẩn đoán là cao huyết áp hay có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bị cao huyết áp, đây là lúc bạn cần bắt đầu lên kế hoạch để kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ bạn có thể gặp.

Tại sao hút thuốc có thể ảnh hưởng huyết áp?

Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp một cách đột biến và tăng huyết áp tâm thu nhiều hơn 4 mm thủy ngân (mm Hg). Chất nicotine trong sản phẩm thuốc lá kích thích hệ thần kinh để tạo ra những hóa chất làm co mạch máu và làm tăng huyết áp.

Hút thuốc cũng gây tổn hại lâu dài cho mạch máu. Vì vậy, ngoài các nguy cơ làm cao huyết áp, thói quen kéo dài này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề như đột quỵ, bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, kết hợp giữa hút thuốc lá và cao huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc các tai biến tim mạch khác so với những người không hút thuốc bị cao huyết áp.

Uống rượu bia tác động xấu huyết áp của bạn như thế nào?

Để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, tốt nhất là bạn nên uống rượu bia vừa phải. Điều này có nghĩa là không nên uống quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không nên quá hai ly mỗi ngày với đàn ông. Nếu bạn giảm tiêu thụ rượu bia, nghiên cứu cho thấy bạn có thể giảm huyết áp tâm thu đến 3 mmHg.

Làm thế nào để bạn có thể ngừng uống bia rượu hay hút thuốc?

Đây là một số lời khuyên giúp bạn ngừng hút thuốc và kiểm soát uống rượu bia:

Cam kết bỏ thuốc lá

Bạn cần đặt ngày và tạo ra cam kết, nếu cần thiết, với bản thân và có thể nhờ người thân làm chứng, để bạn có thêm quyết tâm cai hút thuốc. Vứt bỏ hết những thứ liên quan đến thuốc lá như những gói thuốc, bật lửa, gạt tàn thuốc và hỏi bác sĩ về thử miếng dán nicotine hoặc kẹo cao su để tạm thay thế ở thời gian đầu ngưng hút.

Tránh những yếu tố thúc đẩy bạn hút thuốc

Bạn nhận thấy mình muốn hút thuốc khi đang xem tivi, sau khi ăn, hay trong suốt cuộc nói chuyện điện thoại? Nếu có, hãy giữ bản thân bạn luôn bận rộn và tránh những điều này. Thay vào đó, bạn có thể đi bộ sau khi ăn thay vì xem tivi hoặc dùng một tách cà phê sau khi ăn tối tại một quán cà phê thay vì đi bar.

Sử dụng triệt để thời gian của bạn

Bạn hãy tham gia các hoạt động vui sẽ làm bạn quên đi hút thuốc và uống rượu bia như đi xem phim, đi mua sắm, ngắm cảnh hoặc tìm một sở thích mới để chiếm hết quỹ thời gian của bạn và cho bạn một cảm giác thích thú và hài lòng. Bạn sẽ “quên” mất việc phải châm một điếu thuốc đấy!

Uống rượu bia có chừng mực

Thay vì ngồi yên vị trên ghế với sáu chai bia hoặc một chai rượu, bạn nên giới hạn bản thân chỉ nên uống một ly với phụ nữ (hay hai ly đối với đàn ông) mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy chú ý nhận biết những dấu hiệu của nghiện rượu bia. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong thời gian hạn chế rượu bia, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Khi rượu bia bắt đầu ảnh hưởng đến công việc, học tập, hay các mối quan hệ, đây là thời điểm bạn cần sự trợ giúp chuyên nghiệp. Các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ, nhưng một chương trình cai nghiện (hoàn toàn bỏ hẳn sử dụng rượu bia) và phục hồi chức năng có thể cần thiết nếu bạn là một người nghiện bia rượu nặng.

Bạn không thể luôn luôn ngăn ngừa bị cao huyết áp, nhưng bạn có thể kiểm soát những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp như thuốc lá và thức uống có cồn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều bạn không bao giờ nên nói với trẻ con

(100)
Trẻ con đang ngày càng nhạy cảm và thể hiện cái tôi cá nhân sớm. Bạn từng đọc nhiều tài liệu khuyên rằng không nên so sánh trẻ với đứa bé khác hoặc ... [xem thêm]

Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

(75)
Định nghĩaBệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ ... [xem thêm]

Tự chăm sóc sau đột quỵ

(51)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp trong thai kỳ

(46)
Cường giáp trong thai kỳ có thể gây những hậu quả cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này để điều trị ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 2)

(88)
Tìm hiểu chungĐau nhức cánh tay là gì?Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh ... [xem thêm]

Tìm lời giải cho vô sinh không biết được nguyên nhân

(47)
Những vợ chồng hiếm muộn rất khổ sở trên con đường kiếm con. Nếu bị vô sinh không biết nguyên nhân, nỗi buồn ấy càng tăng gấp bội. Hiện nay, có ... [xem thêm]

Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường

(68)
Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

Chữa đau lưng và đau cổ: Vật lý trị liệu giúp ích gì cho bệnh nhân?

(45)
Chúng ta thường bị đau lưng hay đau cột sống làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nhưng lại khó chữa trị. Hãy đọc bài viết sau và biết cách khắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN