Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí và cách khắc phục

(4.13) - 34 đánh giá

Khi bụi bẩn, dầu thừa, và các tế bào chết lấp vào các lỗ chân lông, các vi khuẩn sống trong tuyến dầu có môi trường thuận lợi để sinh sôi là nguyên nhân gây mụn nhọt hoặc mụn trứng cá. Đây là vấn đề của mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15-35 tuổi. Mụn cũng khiến ta mất tự tin hơn khi chúng thường xuất hiện trên mặt.

Bạn đã từng tìm cách loại bỏ mụn trứng cá trong nhiều năm? Thực tế là bạn không thể thực sự thoát khỏi chúng nếu không tìm được nguyên nhân cốt lõi. Hãy nhìn vào những vùng nổi mụn, bạn sẽ phát hiện được ngay tác nhân gây mụn. Bài viết này sẽ giới thiệu bốn nguyên nhân đáng ngạc nhiên nhất, vạch ra chính xác nơi chúng ẩn nấp trên khuôn mặt bạn và cách khắc phục nhanh chóng.

Mụn nang trên cằm và đường viền hàm dưới

Do căng thẳng

Mụn trứng cá cằm và xương hàm thường được gây ra bởi sự dao động của hormone.(1)

Căng thẳng gây kích thích nội tiết tố androgen, làm nhiễu loạn các tuyến dầu và từ đó gây mụn trên cằm. Đó là lí do những người căng thẳng thường bị nổi mụn chi chít trên mặt.

Để giảm căng thẳng, hãy thử các cách sau:

  • Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng;
  • Tập trung vào hơi thở để giảm sự lo lắng và nhịp tim.

Do chế độ ăn uống

Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Đồng thời, một số nhà nghiên cứu tin rằng sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến mụn trứng cá. (2)

Đường và carb là nguyên nhân gây mụn trên cằm. Nếu bạn nổi mụn đỏ gây ngứa trên da, bạn đã mắc mụn Rosacea – loại mụn phát sinh do phản ứng của nấm men trong các nang tóc.

Nguyên nhân này khá khó để điều trị. Bác sĩ da liễu khuyên nên cắt giảm lượng thức ăn mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây mụn (như sữa chua, mì, protein dạng lỏng, hoặc bánh mì trắng) từ 1 – 3 tuần để xem liệu có sự tiến triển tích cực nào trên da hay không.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người bị mụn: Nên và không nên ăn gì?

Mụn đỏ và mụn đầu trắng trên vùng chữ T

Do ô nhiễm

Hạt vật chất và các hạt chất lỏng lơ lửng trong không khí xâm nhập vào da, lưu lại trên lỗ chân lông và gây ra mụn đỏ. Ozon mặt đất, một chất độc hại, phản ứng hóa học với các loại dầu tự nhiên trên da, thay đổi cấu trúc dầu, khiến dầu co lại thành dạng sáp, rồi từ đó hình thành mụn đầu trắng trên da.

Hãy dùng sữa rửa mặt có chứa 2 phần trăm axit salicylic hoặc có chức năng làm sáng da. Ngoài ra, bạn có thể dùng bàn chải để làm sạch loại chất bẩn từ môi trường.

Do khí hậu

Những vùng khí hậu oi bức càng thúc đẩy việc sản xuất dầu, khiến vi khuẩn P. acnes được dịp sinh sôi. Da dễ bị mất nước. Các tế bào bị khô lại và bám trên da, khiến mụn đầu trắng nhỏ hình thành.

Để chữa trị, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm không dầu để vi khuẩn không có cơ hội tấn công da. Đồng thời, sắm trong nhà máy tạo ẩm để khiến không khí tươi mát hơn.

Một nghiên cứu khác , được công bố trên cùng một tạp chí phi lợi nhuận Acta Dermato, cho thấy những người thức dậy mệt mỏi cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá ở vùng mũi.

Mụn trên trán và xung quanh chân tóc

Do tập luyện

Khi mồ hôi tuôn ra do tập thể dục, bạn thường sẽ làm gì? Dùng khăn lau hay dùng tay quẹt đều có thể đưa vi khuẩn lên da, khiến mụn nổi lên.

Thay quần áo tập thể dục và tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi tập luyện để loại bỏ vi khuẩn khỏi da. Tẩy tế bào chết thường xuyên với alpha và beta hydroxyl acid để giữ lỗ chân lông luôn sạch, thử sữa rửa mặt tẩy tế bào chết. Nếu bạn dùng mỹ phẩm có mác noncomedogenic, chúng vẫn không gây tác động xấu gì cả khi đang luyện tập.

Hãy luôn nhớ rằng nổi một ít mụn trên mặt không phải là chuyện quá to tát, bạn không nên quá lo lắng. Chỉ trừ phi dù bạn đã thử mọi cách mà đốm mụn vẫn không chịu biến đi, hãy tìm đến chuyên gia gia liễu để có lời khuyên phù hợp nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu có thể sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không?

(43)
Chất làm ngọt nhân tạo là những chất có lượng calorie thấp dùng để thay thế đường. Các chất này có hiệu quả làm ngọt cao hơn đường từ 30–8.000 lần, ... [xem thêm]

Triệu chứng viêm phổi: Nhận biết ngay kẻo muộn!

(56)
Triệu chứng viêm phổi có thể bị nhầm lẫn với các chứng cảm cúm, dị ứng mũi… Nếu không nhận biết sớm, bệnh dễ trở nặng gây nguy hiểm đến tính ... [xem thêm]

Cách để bạn hẹn hò với người khác khi bị nhiễm HIV

(60)
Hẹn hò đối với người nhiễm HIV là một chuyện không dễ dàng, nhưng chúng ta hãy bỏ qua định kiến để có một cuộc sống hạnh phúc ... [xem thêm]

Một số bài tập thở cho người bệnh COPD bạn nên biết

(31)
Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các tình trạng khó khăn khi thở và có thể xấu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể ... [xem thêm]

Nguy hiểm khôn lường của thực phẩm chiên đến suy tim

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy timBộ phận cơ thể/mẫu thử: timTìm hiểu chungHỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim là gì?Hỏi bệnh ... [xem thêm]

3 điều bạn cần biết về chứng khô miệng để phòng tránh

(60)
Chứng khô miệng không chỉ đơn giản nhắc nhở bạn phải uống nhiều nước hơn mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Chứng khô miệng ... [xem thêm]

Tìm câu trả lời cho vấn đề bệnh basedow có nên mổ không

(89)
Mục đích chính khi điều trị ngoại khoa cho bệnh basedow là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị các triệu chứng một cách ... [xem thêm]

Bạn biết gì về máu?

(100)
Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, được tạo thành từ thành phần hữu hình là huyết tương và các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN