Chế độ sữa của trẻ 1-3 tháng tuổi

(3.7) - 51 đánh giá

Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng sẽ bắt đầu trở nên “to tiếng” để báo cho mẹ biết khi bé đói, đặc biệt khi bạn đã tập cho bé quen với thời gian bú cố định. Dù cho con bạn bú sữa mẹ hay sữa công thức, hãy tìm hiểu về chế độ sữa phù hợp dành cho trẻ giai đoạn này để chăm sóc con tốt nhất nhé.

Chế độ cho con bú sữa mẹ bao nhiêu và bao lâu một lần?

Vài tuần đầu sau khi sinh, trẻ bắt đầu bú ít hơn bình thường và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bạn có thể yên tâm rằng con bạn đã bú đủ khi:

  • Trông bé lanh lẹ, thỏa mãn và nhanh nhẹn;
  • Tăng cân từ từ, lớn lên và phát triển hơn;
  • Số lần bú khoảng 6 đến 8 lần một ngày;
  • Trẻ đi tiêu thường xuyên.

Nếu bú chưa đủ, bé sẽ không hài lòng, bứt rứt hoặc khóc nhiều. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn thấy các dấu hiệu trên.

Hãy nhớ rằng sau khoảng một tháng, bé có xu hướng đi tiêu ít hơn trước đây. Khi được khoảng 2 tháng tuổi, bé có thể không đi tiêu sau mỗi lần cho ăn hoặc thậm chí mỗi ngày. Nếu bé vẫn chưa đi tiêu sau 3 ngày, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé.

Chế độ sữa trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, bạn có thể nhận thấy rằng bé muốn bú thường xuyên hơn. Điều này giúp cơ thể người mẹ tăng thêm nguồn sữa. Trong một vài ngày, việc cung cấp sữa và nhu cầu bú sẽ được cân bằng.

Khi chào đời, trẻ cần được bổ sung vitamin D trong vài ngày đầu tiên khi bé chào đời và không cần các loại thực phẩm bổ sung, nước, nước trái cây hay các loại thực phẩm rắn khác.

Chế độ cho con bú sữa công thức bao nhiêu và bao lâu một lần?

Trẻ sẽ lanh lợi, biết ê a và bắt đầu cười sau vài tuần. Mẹ và bé có thể tương tác với nhau nhiều hơn trong lúc cho bé ăn.

Trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa công thức chậm hơn. Vì vậy, bạn nên cho bé bú sữa bình uống ít lần hơn sữa mẹ. Trong tháng thứ hai, trẻ có thể uống 120-150 ml sữa mỗi lần. Đến cuối tháng thứ 3, bé sẽ cần thêm 30 ml sữa nữa cho mỗi lần bú.

Khi bé lớn lên, chế độ sữa cũng sẽ thay đổi. Theo đó, bé sẽ ăn nhiều hơn và thời gian giữa những lần ăn cũng kéo dài hơn. Bạn sẽ nhận thấy rằng bé đang bắt đầu ngủ đêm lâu hơn.

Khi bú sữa công thức, bé sẽ dễ bị bú dư vì bú từ bình sẽ ít tốn sức hơn bú từ vú mẹ rất nhiều. Vì vậy, bạn nên đảm bảo các lỗ trên núm vú của bình đúng kích cỡ. Sữa phải chảy chậm từ lỗ và không tràn ra ngoài. Ngoài ra, hãy cho bé ngưng bú khi bé có dấu hiệu no.

Bạn không nên dùng đồ vật để giữ bình sữa khi cho bé bú vì bình có thể khiến trẻ bị ngạt, nhiễm trùng tai và sâu răng.

Trẻ bị ọc sữa/trớ sữa

Nhiều trẻ sơ sinh ọc một lượng nhỏ sữa sau khi bú hoặc trong quá trình ợ. Theo thời gian, điều này sẽ xảy ra ít hơn và gần như biến mất khoảng sau 10 tháng. Bạn không cần lo lắng nếu bé ọc ra một lượng nhỏ hơn 30 ml và điều này xảy ra trong vòng một giờ sau khi cho bú và không làm bé khó chịu.

Trong chế độ cho con bú, bạn có thể giảm tình trạng bé bị ọc sữa trong những tháng đầu bằng cách:

  • Cho bé ăn trước khi bé thấy quá đói;
  • Bế bé với tư thế nửa nằm nửa ngồi khi cho bú và một giờ sau cữ bú;
  • Cho bé ợ thường xuyên;
  • Không cho bé bú quá nhiều;
  • Không đùa giỡn với bé quá mạnh sau khi cho bé bú.

Nếu con bạn ọc ra một lượng lớn, mạnh và dễ bị kích thích trong hoặc sau khi ăn, bé có vẻ giảm cân hoặc không tăng cân như mong đợi, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu mất nước, bạn hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của việc ăn hạt điều đối với trẻ em

(70)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Tuyển phòng khám vật lý trị liệu đúng chuẩn

(70)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em và những điều mẹ cần lưu ý

(31)
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em làm bé bị tiêu chảy liên tục. Sau 1, 2 ngày tiêu chảy, trẻ rất mệt mỏi, sút cân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ... [xem thêm]

Ung thư phổi khi mang thai có nguy hiểm không?

(51)
Tình trạng ung thư phổi khi mang thai đang dần trở nên phổ biến hơn. Mặc dù có nhiều rủi ro nhưng nhiều phụ nữ đã tiếp nhận điều trị bệnh và sinh con ... [xem thêm]

Bật mí cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay có hại

(87)
Bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi (hay mụn ruồi)xuất hiện trên da? Hãy xem thử cách nốt ruồi hình thành và nhận biết xem liệu nó có phải là ... [xem thêm]

Hóa ra bia cũng có thể chăm sóc da và tóc

(29)
Bia là loại thức uống chứa cồn được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra, chị em phụ nữ còn dùng bia trong công thức làm đẹp hằng ngày nữa đấy. ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp bạn làm sạch phổi một cách tự nhiên

(25)
Tất cả không khí bạn hít thở từ phấn hoa, hóa chất, đến khói thuốc đều có thể bị giữ lại và xâm nhập vào phổi. Vậy bạn nên làm gì để làm sạch ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu tăng cường sức khỏe để bé không ốm khi đi học

(28)
Bé nào đi nhà trẻ thời gian đầu cũng thường hay bị bệnh. Muốn tránh điều này, bạn cần có trong tay một số bí quyết hữu ích để tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN