Dầu khuynh diệp có thật sự an toàn cho trẻ nhỏ?

(4.2) - 68 đánh giá

Dầu khuynh diệp là sản phẩm được ưa chuộng từ nhiều năm nay vì đem lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa hẳn có thể sử dụng được loại dầu này.

Dù dầu khuynh diệp có tác dụng chữa bệnh và được người lớn dùng nhiều nhưng chưa hẳn đây là sản phẩm thích hợp dành cho con nhỏ, đặc biệt khi bé dưới 10 tuổi. Do đó, bạn nên cân nhắc nếu muốn sử dụng cho con.

Thành phần dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp (bạch đàn) được chiết xuất từ lá khuynh diệp. Dầu có thành phần của hơn 100 hợp chất khác nhau. Dầu khuynh diệp thô có thể chứa nhiều hợp chất với liều lượng khác nhau so với dầu được bán ra trên thị trường.

Tại sao không thể cho trẻ dùng dầu khuynh diệp?

  • Chất cineole có trong dầu khuynh diệp có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh và hô hấp ở trẻ em. Tuy có những sản phẩm chứa ít cineole hơn nhưng điều này không đủ để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh vì vẫn còn một vài chất có thể gây hại cho bé.
  • Không giống các loại dầu khác như dầu hạnh nhân và dầu dừa, dầu khuynh diệp có đặc tính rất mạnh. Da của trẻ sơ sinh vô cùng mềm mại và nhạy cảm. Do đó, dầu này có thể khiến bé bị phát ban, bỏng nhẹ và kích ứng trên da.
  • Một số em bé phải đối mặt với những phản ứng phụ mạnh mẽ hơn như đau dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa.
  • Một số bé có phản ứng nghiêm trọng với dầu khuynh diệp bao gồm động kinh và thậm chí hôn mê nhưng rất hiếm xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng dầu khuynh diệp

  • Không nên bôi dầu gần mũi hoặc miệng của trẻ nhỏ vì có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
  • Để xa tầm tay trẻ nhỏ nhằm tránh việc bé vô tình bôi dầu lên mắt hoặc những vùng nhạy cảm.
  • Đề phòng con không nuốt phải dầu bạch đàn. Những phản ứng phụ có thể nghiêm trọng hơn nếu gia đình có bệnh sử về hô hấp như hen suyễn.
  • Nếu con chẳng may nuốt phải dầu khuynh diệp và bé có dấu hiệu khó thở, ngay lập tức bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu.
  • Một số người cho rằng khi dầu được pha loãng với nước hoặc các loại thuốc khác, trẻ sơ sinh sẽ không bị hại gì. Tuy nhiên, điều này không đúng. Bé vẫn còn nhỏ, một lượng rất ít dầu cũng có thể gây ra những phản ứng phụ cho con. Do đó, bạn hãy cẩn thận khi dùng dầu khuynh diệp cho con.
  • Không nên dùng loại dầu này cho máy phun sương hoặc làm ẩm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

(90)
Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân, thường thấy ở người lớn tuổi. Song bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều bạn trẻ ở độ ... [xem thêm]

Viêm phụ khoa: Ngần ngại sẽ làm hại “cô bé”

(13)
Viêm phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa hay viêm ngứa phụ khoa là những thuật ngữ chỉ tình trạng bất ổn ở hệ cơ quan sinh dục nữ vì nhiều nguyên nhân khác ... [xem thêm]

Trào ngược acid có làm tim đập nhanh?

(26)
Các nguyên nhân thường gặp của chứng nhịp tim nhanh là stress, lo âu, dùng chất kích thích, sốt, thay đổi hormone, một số thuốc điều trị, mất nước, lượng ... [xem thêm]

Nước sạch: Thực trạng ở Việt Nam

(62)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

Tác hại của việc thủ dâm nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

(14)
Lợi ích của thủ dâm là giải tỏa tâm lý, giúp ngủ ngon hay thậm chí là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục? Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, bạn ... [xem thêm]

Ung thư vòm họng có chữa được không?

(61)
Một trong những yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của ung thư vòm họng là bệnh tiến triển rất âm thầm. Đến khi triệu chứng bộc phát làm bệnh nhân suy ... [xem thêm]

Đừng chủ quan vì cho rằng bạn chỉ hút thuốc lá loại nhẹ

(92)
Bạn cho rằng mình không phải “người nghiện hút thuốc lá” bởi bạn chỉ thỉnh thoảng mới hút hoặc chỉ hút thuốc lá loại nhẹ? Mặc dù bạn bè khuyên ... [xem thêm]

Xuất tinh ra máu

(14)
Tìm hiểu chungXuất tinh ra máu là gì?Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng đục như sữa hoặc ngả vàng ngà. Tình trạng tinh dịch có máu (bằng mắt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN