Cây long não là thảo dược gì?

(3.79) - 97 đánh giá

Tên thông thường: True camphor, hon-sho, laurel camphor, Japanese camphor, kamfertræ (Danish), Kampfer (German), alcanfor (Spanish), laurier du Japon. (French)

Tên khoa học: Cinnamomum camphora

Tác dụng

Cây long não dùng để làm gì?

Long não thường được sử dụng để bôi lên da hoặc hít vào nhằm:

  • Giảm đau;
  • Giảm ngứa;
  • Điều trị nhiễm trùng nấm móng chân, mụn cơm, loét lạnh, bệnh trĩ và viêm xương khớp;
  • Giảm đau và sưng;
  • Điều trị bệnh đường hô hấp;
  • Điều trị các triệu chứng bệnh tim;
  • Giảm ho.

Long não cũng được sử dụng tại chỗ như thuốc nhỏ tai và để điều trị bỏng nhẹ.

Cây long não có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây long não là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng các chất trong long não có thể kích thích dây thần kinh, giúp làm giảm các triệu chứng như đau và ngứa khi thoa trên da. Long não cũng chống lại nấm gây nhiễm trùng ở móng chân.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây long não là gì?

Thoa lên da để trị:

  • Đau: bạn thoa thuốc mỡ long não 3-11% lên da 3-4 lần một ngày;
  • Ho: bạn thoa thuốc mỡ long não từ 4,7%- 5,3% trên cổ họng và ngực;
  • Viêm khớp mạn tính: bạn thoa kem bôi da (nếu cần) đối với các khớp bị đau đến khoảng 8 tuần.

Hít:

Bạn hòa một muỗng canh dung dịch vào 1 lít nước cho vào bình xông khói nóng hoặc hòa 1,5 muỗng canh dung dịch vào một lít nước và đun sôi. Sau đó, bạn hít các hơi đó, có thể được lặp lại 3 lần trong ngày.

Liều dùng của cây long não có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây long não là gì?

To dược này có thể ở dạng sau đây:

  • Thuốc mỡ 3%- 11%;
  • Thuốc mỡ 4,7%-5.3%;
  • Kem chuyên dụng chứa long não (32mg/g), glucosamin sulfat (30mg/g) và chondroitin sulfate (50mg/g).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây long não?

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Da đỏ;
  • Kích thích;
  • Vết bỏng nặng.

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây long não bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây long não hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây long não với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây long não như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây long não trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Không có đủ bằng chứng cho thấy liều dùng long não an toàn cho trẻ em (dưới 18 tuổi).

Tương tác

Cây long não có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây long não.

Một số sản phẩm có thể tương tác với cây long não, chẳng hạn như:

  • Korodin Herz-Kreislauf-Tropfen®, nếu kết hợp có thể làm tăng huyết áp. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Thuốc ảnh hưởng đến thần kinh, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống viêm, thuốc độc gan hoặc thận, muối sắt và các thuốc giảm đau.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Pyruvate

(50)
Tên thông thường: 2-Oxopropanoate, 2-Oxopropanoic acid, 2-Oxypropanoic Acid, Acetylformic Acid, Acide Acétylformique, Acide Alpha-Kéto, Acide Oxo-2 Propanoïque, Acide Pyruvique, Alpha-Keto ... [xem thêm]

Dược liệu câu đằng có công dụng gì?

(22)
Tên thường gọi: Câu đằngTên gọi khác: Dây móc câu, móc ó, vuốtTên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.Họ: Cà phê (Rubiaceae)Tổng quan về dược liệu câu ... [xem thêm]

Corydalis là thảo dược gì?

(40)
Tìm hiểu chungCorydalis dùng để làm gì?Củ và rễ corydalis được dùng để làm thuốc.Corydalis được sử dụng để điều trị:Trầm cảm nhẹRối loạn tâm thần ... [xem thêm]

Củ maca là thảo dược gì?

(55)
Tên thông thường: Ayak Chichira, Ayuk Willku, Ginseng Andin, Ginseng Péruvien, Lepidium meyenii, Lepidium peruvianum, Maca Maca, Maca Péruvien, Maino, Maka, Peruvian Ginseng, Peruvian ... [xem thêm]

Hoắc hương là thảo dược gì?

(23)
Tìm hiểu chungHoắc hương dùng để làm gì?Hoắc hương là một loại cây thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Nó được trồng ở khắp châu Âu. Cả cây, trừ phần rễ, ... [xem thêm]

Dược liệu Trinh nữ hoàng cung có công dụng gì?

(27)
Tên thường gọi: Trinh nữ hoàng cungTên gọi khác: Tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái LanTên khoa học: Crinum latifolium L.Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)Tổng quanTìm hiểu ... [xem thêm]

Thảo dược eucalyptus

(90)
Tên thông thường: kẹo cao su xanh Tasmanian, kẹo cao su xanh, cây bạch đàn, vỏ sắt, cây bạch đànTên khoa học: Eucalyptus Globulus Tác dụngTác dụng của thảo dược ... [xem thêm]

Cây tần bì là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: cây tần bìTên khoa học: fraxinus ornusTìm hiểu chungCây tần bì dùng để làm gì?Tần bì là một loạn thảo dược, nhựa cây tần bì được sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN