Thảo dược eucalyptus

(4.13) - 90 đánh giá

Tên thông thường: kẹo cao su xanh Tasmanian, kẹo cao su xanh, cây bạch đàn, vỏ sắt, cây bạch đàn

Tên khoa học: Eucalyptus Globulus

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược eucalyptus là gì?

Eucalyptus thường được gọi là cây bạch đàn, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Lá bạch đàn thường được dùng để trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, ho gà, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá, vết thương, vết loét khó lành, vết bỏng, bệnh kiết lỵ do nhiễm khuẩn, nhiễm giun tròn, vấn đề về gan và mật, mất vị giác, ung thư.

Tinh dầu bạch đàn thường được pha loãng để uống, có tác dụng giúp màng nhầy đường hô hấp giảm đau và sưng viêm, giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp. Tinh dầu này còn được dùng như thuốc long đàm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, dầu bạch đàn cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư. Tinh dầu bạch đàn sau khi được pha loãng sẽ được thoa trực tiếp lên da trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, dầu bạch đàn là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.

Một số tác dụng khác của thảo dược không được liệt kê trên nhãn thảo dược đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thảo dược này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng thảo dược eucalyptus cho người lớn như thế nào?

Liều dùng của thảo dược tùy thuộc vảo tuổi, tình trạng sức khỏe và các bệnh lý đi kèm. Bạn nên dùng thảo dược theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng thảo dược eucalyptus cho trẻ em như thế nào?

Bạn cho trẻ dùng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược eucalyptus như thế nào?

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thảo dược với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược eucalyptus?

Eucalyptus có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau bụng;
  • Co thắt phế quản;
  • Co giật;
  • Tím tái;
  • Mê sảng;
  • Chóng mặt;
  • Yếu cơ;
  • Vấn đề về hô hấp;
  • Thở nhanh kèm suy hô hấp nặng;
  • Nghẹt thở.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược Eucalyptus, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thảo dược eucalyptus, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kỳ con vật nào;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ. Bạn nên ngưng dùng dầu eucalyptus hoặc các chiết xuất từ eucalyptus trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác thuốc

Thảo dược eucalyptus có thể tương tác với thuốc nào?

Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với eucalyptus khi dùng chung bao gồm:

  • Thuốc ảnh hưởng đến gan như haloperidol, amitriptyline, odansetron;
  • Propranolol;
  • Theophylline;
  • Kháng viêm không steroid như meloxicam, piroxicam, ibuprofen;
  • Thuốc trị tiểu đường như glimepiride, gliclazid, pioglitazone.

Thảo dược eucalyptus có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thảo dược nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thảo dược cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thảo dược. Bạn cần thận trọng khi dùng thảo dược này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thảo dược eucalyptus?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Bảo quản thảo dược

Bạn nên bảo quản thảo dược eucalyptus như thế nào?

Bạn nên bảo quản thảo dược eucalyptus ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thảo dược trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thảo dược vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thảo dược đúng cách khi thảo dược quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thảo dược an toàn.

Dạng bào chế

Thảo dược eucalyptus có dạng và hàm lượng nào?

Thảo dược eucalyptus có dạng tinh dầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dầu gỗ hồng là thảo dược gì?

(43)
Tên thông thường: Aceite de Palo de Rosa, Aniba duckei, Aniba rosaeodora, Cayenne Rosewood Oil, Distilled Oil from Aniba Rosaeodora Wood, Essence de Bois de Rose, Huile de Bois de Rose, Rosewood ... [xem thêm]

Mã tiền là thảo dược gì?

(42)
Tên thông thường: Củ chi, mác chèn sứ, co bên khoTên khoa học: LoganiaceaeTên tiếng Anh: Strychnos nux-vomicaTìm hiểu chung về thảo dược mã tiềnCây mã tiền là ... [xem thêm]

Tinh thảo

(91)
Tìm hiểu chungTinh thảo dùng để làm gì?Người ta dùng cây tinh thảo cho bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa, dạ dày và các vấn đề đường ruột; rối loạn máu; ... [xem thêm]

Khoai tây dại châu Phi là thảo dược gì?

(37)
Tên thông thường: African wild PotatoTên khoa học: Hypoxis hemerocallideaTác dụngKhoai tây dại châu Phi dùng để làm gì?Khoai tây dại châu Phi thường được sử dụng ... [xem thêm]

Cây chùm ngây là thảo dược gì?

(92)
Tên gốc: Cây chùm ngây, rau chùm ngâyTên gọi khác: Ba đậu dại, bồn bồn, cây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu belTên khoa học: Moringa oleifera Lamk.Tên tiếng ... [xem thêm]

Dược liệu sài đất có công dụng gì?

(92)
Tên thường gọi: Sài đấtTên gọi khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giápTên nước ngoài: Chinese wedeliaTên khoa học: Wedelia calendulacea Less.Họ: Cúc ... [xem thêm]

Dược liệu rau đắng đất

(28)
Tên thường gọi: Rau đắng đất, rau đắng lá vòngTên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.; Mollugo oppositifolia L.Họ: Rau đắng đất (Aizoaceae)Tổng quanTìm hiểu ... [xem thêm]

Lecithin đậu nành là thảo dược gì?

(46)
Tên thông thường: Soy Lecithin, Lécithine, Lécithine d’œuf, Lécithine de Graine de Soya, Lécithine de Soya, Lecitina, Ovolecithin, Ovolécithine, Phospholipide de SojaTên khoa học : ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN