Cây lá đắng – Thảo dược chữa bệnh tuyệt vời

(4.1) - 20 đánh giá

Cây lá đắng (cây mật gấu) là loại thảo dược có vị hơi đắng, được dùng để hạ sốt, giảm lượng đường trong máu và điều trị nhiều bệnh khác.

Cây lá đắng, tên khoa học là Vernonia Amygdalina, được coi là thảo dược có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Cây lá đắng là gì?

Người ta thường gọi là cây lá đắng bởi nước của loại cây này có vị đắng. Lá cây này nấu chín là một thực phẩm chủ yếu trong súp và các món hầm của các nền văn hóa khác nhau trên khắp châu Phi.

Tác dụng của cây lá đắng

  • Sử dụng cây lá đắng giúp tăng tốc độ trao đổi chất cơ thể, đồng thời cũng rất tốt cho việc giảm cân;
  • Nước lá đắng có khả năng giảm sốt. Bạn có thể sắc cây lá đắng lấy nước ép, uống nước sắc mỗi ngày ba lần cho đến khi các triệu chứng sốt thuyên giảm và biến mất;
  • Cây lá đắng cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời là loại thực phẩm lý tưởng và tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường;
  • Bóp các lá đắng còn tươi trên lòng bàn tay và dùng nước ép này bôi lên vùng da bị phát ban, chàm hay bất kỳ bệnh trên da nào, bạn cũng sẽ nhận thấy sự thay đổi và lành lặn dần trong vài ngày. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng cho những vết thương hở;
  • Cây lá đắng có khả năng làm dịu và làm giảm nhẹ vết thương;
  • Uống một cốc nước ép lá đắng mỗi ngày là một cách tuyệt vời để bạn giải độc tố ra khỏi cơ thể. Nước lá đắng cũng giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh;
  • Cây lá đắng còn được sử dụng để chữa bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ;
  • Nước ép lá đắng giúp làm tăng lượng sữa mẹ ở bà mẹ cho con bú;
  • Lấy rễ và thân cây lá đắng đã rửa sạch đun sôi và pha thành trà dược thảo sử dụng vào lúc đầu tiên buổi sáng trước bữa ăn rất tốt cho cơ thể;
  • Uống một ly nước ép lá đắng mỗi ngày, bạn sẽ có thêm năng lượng cho bạn hoạt động;
  • Việc uống nước lá đắng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư vú và tiểu đường loại 2;
  • Theo ấn bản tháng 2 năm 2008 của “Tạp chí Y tế mạch và Quản lý Rủi ro”, cây lá đắng đắng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể;
  • Lá đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể; chữa lành các mô chết, bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác. Các chất phytochemicals từ lá cây đắng, như saponin và alkaloids, terpenes, steroid, coumarins, flavonoid, axit phenolic, lignans, xanthones, anthraquinones, edotides và sesquiterpenes giúp điều trị ung thư và hóa trị liệu;
  • Nước ép lá đắng cũng có thể được sử dụng như là phương thuốc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn và vi khuẩn.

Làm thế nào để chiết xuất nước cây lá đắng?

Chiết xuất nước cây lá đắng khá dễ thực hiện. Bạn có thể làm theo cách truyền thống là chà các lá cây đã được rửa sạch giữa lòng bàn tay của bạn với một ít nước, vắt lấy nước ép từ lá. Bạn cũng có thể sử dụng máy ép trái cây hoặc trộn lá với một ít nước, trong máy xay sinh tố và lọc bằng vải mỏng hay đồ lọc. Nếu chỉ sử dụng nước ép lá đắng thì hương vị này có thể khá đắng, dễ gây khó chịu và khó uống đối với rất nhiều người. Vì vậy, bạn có thể trộn nước lá đắng với rau bó xôi hoặc nước ép bí đỏ. Nếu bạn vẫn cảm thấy vị cay đắng, bạn có thể thêm một ít nước trái cây ngọt như nước ép dứa, táo hoặc cam vào uống cùng.

Cây lá đắng đem đến cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, nhưng hãy chắc chắn rằng chúng phải được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 loại thức uống khiến hơi thở của bạn có mùi

(41)
Giao tiếp là một hoạt động tất yếu luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn bị hôi miệng, hoạt động giao tiếp ... [xem thêm]

7 cách nuôi con khỏe mạnh thông minh mẹ nên biết

(46)
Mỗi đứa trẻ sinh ra không chỉ là tình yêu mà còn là ước mơ của cả ba mẹ. Đặc biệt, cách nuôi con khỏe mạnh từ thuở bé ảnh hưởng rất nhiều đến ... [xem thêm]

10 cách để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể

(15)
Trao đổi chất là gì? Đây là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động. Các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate và chất béo ... [xem thêm]

Ăn chay linh hoạt theo chế độ ăn kiêng flexitarian

(12)
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng flexitarian, bạn không phải kiêng hoàn toàn thịt mà vẫn có thể tận dụng được các lợi ích khi áp dụng chế độ ăn chay thông ... [xem thêm]

8 tác dụng thần kỳ của nước đậu đen cho sức khỏe

(56)
Nước đậu đen không những giàu chất xơ, protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn có làn da mịn màng hơn. Đây là loại thức uống cực ... [xem thêm]

7 điều có thể bạn chưa biết nhưng rất cần biết về âm hộ

(38)
Có thể bạn vẫn chưa biết những bí mật này về âm hộ của mình. Nó giống như “người gác cổng” của âm đạo. Những nếp gấp thịt là một phần chính ... [xem thêm]

Bảo vệ trẻ mới sinh tránh bệnh viêm gan B

(58)
Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Cho bé uống sữa đậu nành có an toàn không?

(73)
Sữa đậu nành là thức uống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn đang phân vân không biết có nên cho bé uống sữa đậu nành? Nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN