Nhiễm silic

(3.54) - 87 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nhiễm silic là bệnh gì?

Nhiễm silic là tình trạng rất nhiều silic tồn tại trong cơ thể bạn do hít phải quá nhiều silic trong một thời gian dài. Silic là một khoáng vật giống tinh thể được tìm thấy trong cát, đá và phổ biến nhất trong thạch anh. Silic có thể có những hậu quả chết người đối với những người có công việc phải làm việc với đá, bê tông, thủy tinh hoặc các dạng khác liên quan tới đá. Ngày qua ngày, việc tiếp xúc với các hạt silic làm cho phổi bị sẹo có thể làm tổn hại khả năng hít thở.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Có ba loại nhiễm silic, gồm:

  • Nhiễm silic cấp tính, gây ho, sụt cân và mệt mỏi trong vòng một vài tuần hoặc nhiều năm tiếp xúc với silic;
  • Nhiễm silic mạn tính, sẽ xuất hiện 10 đến 30 năm sau khi tiếp xúc và phổi có thể bị ảnh hưởng và đôi khi gây ra sẹo lớn;
  • Nhiễm silic tiến triển, xảy ra trong vòng 10 năm tiếp xúc nhiều.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm silic là gì?

Các triệu chứng của nhiễm silic có thể xảy ra từ vài tuần đến nhiều năm sau khi tiếp xúc với bụi silic. Các triệu chứng sẽ xấu đi theo thời gian như sẹo xuất hiện ở phổi.

Ho là triệu chứng sớm và phát triển theo thời gian với việc hít silic thường xuyên.

Trong nhiễm silic cấp tính, sốt và đau nhói ngực cùng với khó thở sẽ xuất hiện. Những triệu chứng này có thể đến đột ngột.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau ngực;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Sụt cân;
  • Suy hô hấp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm silic?

Tiếp xúc với silic tinh thể là nguyên nhân chính gây ra nhiễm silic. Trong thực tế, silic đến từ việc bào, cắt, khoan hoặc mài đất, cát, granite hoặc các khoáng sản khác. Bất kỳ công việc nào làm lớp vỏ của trái đất bị xáo trộn đều có thể gây nhiễm silic. Công nhân làm việc các nghề sau đây thường xuyên tiếp xúc và hít tinh thể silic. Chúng bao gồm:

  • Nhiều hình thức khai thác, ví dụ như khai thác than và mỏ đá làm việc;
  • Công việc xây dựng;
  • Công việc đào hầm;
  • Thợ hồ;
  • Nổ cát;
  • Sản xuất kính;
  • Công việc làm gốm sứ;
  • Công việc ngành thép;
  • Khai thác đá;
  • Cắt đá.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm silic?

Bệnh nhiễm silic rất thường gặp, có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm silic?

Nhà máy, hầm mỏ và thợ hồ có nguy cơ lớn nhất đối với nhiễm silic vì họ tiếp xúc với silic trong công việc. Những người làm việc trong các ngành công nghiệp sau có nguy cơ cao nhất:

  • Sản xuất nhựa đường;
  • Sản xuất bê tông;
  • Nghiền hoặc khoan đá và bê tông;
  • Công việc phá dỡ;
  • Sản xuất thủy tinh;
  • Thợ hồ;
  • Khai thác mỏ;
  • Khai thác đá;
  • Nổ cát;
  • Đào hầm.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm silic?

Làm việc trong ngành công nghiệp là nguy cơ cao nhất cho tình trạng này. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang rất quan trọng để chẩn đoán nhiễm silic. Hơn nữa, bác sĩ sẽ khám, ví dụ như khám phổi. X-quang ngực của bạn có thể bình thường hoặc có thể có rất nhiều sẹo ở phổi. Bác sĩ có thể làm một loạt các xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Các xét nghiệm hô hấp;
  • Chụp CT ngự độ phân giải cao;
  • Nội soi phế quản để đánh giá bên trong phổi. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đưa một ống mỏng, dẻo xuống cổ họng. Ống sẽ đính kèm một camera cho phép các bác sĩ xem mô phổi của bạn. Mẫu mô và chất dịch cũng có thể được lấy trong nội soi phế quản;
  • Sinh thiết phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm silic?

Nhiễm silic không có cách điều trị đặc hiệu. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng. Thuốc ho có thể giúp giảm các triệu chứng ho và thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp. Máy hít có thể được sử dụng để mở rộng đường hô hấp. Một số bệnh nhân đeo mặt nạ oxy để tăng lượng oxy trong máu của họ.

Nếu được chẩn đoán nhiễm silic, bạn nên tránh tiếp xúc thêm với silic. Bỏ hút thuốc là cách tốt nhất để bảo vệ phổi của bạn tránh tổn thương. Những người bị nhiễm silic có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lao. Bạn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện lao nếu bạn nhiễm silic. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để điều trị bệnh lao. Bệnh nhân nhiễm silic nghiêm trọng có thể cần ghép phổi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm silic?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với nhiễm silic:

  • Với người lao động, mang mặt nạ đặc biệt, gọi là mặt nạ phòng hơi độc, có thể ngăn cản họ hít silic;
  • Nước phun và các phương pháp làm ướt khi cắt làm giảm nguy cơ tiếp xúc với silic;
  • Nơi làm việc và môi trường phải đáp ứng tiêu chuẩn Ban hành an toàn lao động và sức khỏe, điều này bao gồm thông gió thích hợp. Nhà sử dụng lao động có thể theo dõi chất lượng không khí tại nơi làm việc để đảm bảo rằng không có quá nhiều silic trong không khí. Người sử dụng lao động phải báo cáo các sự cố về chẩn đoán nhiễm silic ngay lập tức;
  • Nếu bụi có chứa silic thì công nhân nên ăn, uống hoặc hút thuốc xa nơi này;
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi kết thúc công việc để làm sạch bàn tay khỏi bụi;
  • Tiêm chủng hàng năm, chẳng hạn như phế cầu khuẩn và cúm;
  • Thận trọng xem có mắc bệnh lao hoặc các nhiễm trùng khác;
  • Nâng cao kiến thức về bệnh;
  • Xem xét tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng;
  • Có kế hoạch quản lý bùng phát bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm cổ tử cung

(51)
Cùng với viêm âm đạo, viêm cổ tử cung là bệnh cũng rất thường gặp trong bệnh lý phụ khoa. Triệu chứng viêm cổ tử cung khá giống viêm âm đạo, bao gồm ra ... [xem thêm]

Thiếu máu ác tính

(69)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu máu ác tính là gì?Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu thấp (RBCs) hơn bình thường. Thiếu máu ác tính là ... [xem thêm]

Viêm kết mạc cấp tính

(96)
Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu như mỗi người không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Bệnh thường xảy ra do bị ... [xem thêm]

Viêm màng bồ đào

(53)
Tìm hiểu chungBệnh viêm màng bồ đào là gì?Viêm màng bồ đào là bệnh viêm sưng và phá hủy mô mắt. Người nhiễm bệnh này sẽ bị viêm lớp giữa của mắt ... [xem thêm]

Ung thư dạ dày

(75)
Viện Ung thư Quốc gia (NCI) ước tính sẽ có khoảng 28.000 ca bệnh ung thư dạ dày (bao tử) mới trong năm 2017. NCI cũng ước tính rằng ung thư dạ dày chiếm 1,7% ... [xem thêm]

Huntington

(48)
Tìm hiểu chungHuntington là bệnh gì?Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây thiệt hại đến các tế bào thần kinh trong não. Tổn thương não có khuynh hướng ... [xem thêm]

Thoát vị

(22)
Tìm hiểu chungThoát vị là bệnh gì?Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. ... [xem thêm]

U tuyến yên tiết prolactin (u tiết prolactin)

(74)
Định nghĩaU tuyến yên tiết prolactin (u tiết prolactin) là bệnh gì?U tuyến yên tiết prolactin, hay còn gọi là u tuyến yên tăng tiết prolactin hoặc u tiết prolactin. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN