Cau

(4.34) - 23 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cau dùng để làm gì?

Cây cau là một loại cây được trồng phổ biến ở châu Á và một số vùng châu Phi. Hạt cau có thể được dùng làm thuốc.

Tục nhai cau được bắt đầu từ rất lâu đời. Vào thế kỷ thứ nhất đã có các văn bản y học về cây cau, người vào thời Sansrkit miêu tả cau là có vị cay, đắng và chát. Cau có khả năng:

  • Chữa trúng gió;
  • Giết giun;
  • Long đờm;
  • Giảm hôi miệng;
  • Làm đẹp răng;
  • Thanh lọc;
  • Kích thích tình dục.

Bởi vì các tính chất tương tự như cà phê hay thuốc lá, cau đôi khi được dùng để tạo cảm giác “phê”. Chất arecoline trong cau có khả năng tạo ra các cảm giác này. Khi đó, bạn có thể cảm thấy:

  • Tỉnh táo hơn;
  • Tăng cường sức lực;
  • Khỏe khoắn;
  • Hưng phấn;
  • Bị chảy nước bọt;
  • Kích thích hệ tiêu hóa;
  • Thèm ăn.

Cơ chế hoạt động của cau là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cau có các loại hóa chất có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương, cũng như hoạt động của tuyến giáp.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cau là gì?

Hiện chưa có đủ nghiên cứu để xác định liều lượng cần thiết. Ngoài ra, cau cũng ít được sử dụng như một vị thuốc. Liều dùng của cây cau có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây cau có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cau là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: lá, hạt, và nước ép cau. Hạt cau có thể được nhai hoặc dùng chung với trầu bà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cau?

Cây cau có thể có các tác dụng phụ như:

  • Kích thích, làm đỏ mặt, sốt, chóng mặt, co giật, gây rối loạn thần kinh, lo âu và mất ngủ;
  • Gây tim đập nhanh, chậm hoặc trễ nhịp;
  • Gây vết ố đỏ trên răng, ố răng, viêm niêm mạc miệng, ung thư miệng, mất tầm nhìn;
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, đi phân màu đỏ, đau bụng, ảnh hưởng đến mô lót trong dạ dày;
  • Các triệu chứng hen suyễn.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cau bạn nên biết những gì?

Bạn nên báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn hoặc thảo dược bạn đang dùng.

Nhai cau có thể làm vôi hóa răng.

Không nên dùng rượu bia khi sử dụng cau, vì cau có tác dụng tương tự với thuốc lá và cà phê.

Bạn có thể dùng cau để nhai hoặc súc miệng, tuy nhiên bạn cần chú ý đến các tác dụng phụ của cau.

Những quy định cho cây cau ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây cau nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cau là như thế nào?

Không dùng cau cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Hạt cau có thể gây biến đổi tế bào và gây nguy cơ ung thư. Nghiên cứu cho thấy các tế bào tiếp xúc với cau thường xuyên có những thay đổi tương tự với thay đổi của tế bào ung thư.

Cau có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây cau.

Cau chứa hóa chất có thể ảnh hưởng đến não và tim như một số loại thuốc được bày bán nhưng tác động của chúng khác nhau. Cau có thể làm giảm tác dụng của các thuốc khác.

Procyclidine và cau đều có thể ảnh hưởng đến cân bằng hóa chất trong cơ thể. Hai loại thuốc và thảo dược này có tác dụng ngược nhau. Vì vậy, việc dùng thuốc procyclidine có thể làm giảm tác dụng của cau.

Cau có chứa một chất hóa học tương tự như một số loại thuốc dùng cho bệnh tăng nhãn áp, bệnh Alzheimer và các bệnh khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây trinh nữ

(88)
Tìm hiểu chungCây trinh nữ dùng để làm gì?Cây trinh nữ đôi khi được gọi là “thảo mộc của phụ nữ.” Thuốc được sử dụng để điều tiết kinh ... [xem thêm]

Cây de vàng là thảo dược gì?

(80)
Tên khoa học: Sassafras albidumTìm hiểu chungCây de vàng dùng để làm gì?Vỏ rễ của cây de vàng được sử dụng để điều trị:Rối loạn đường niệuSưng trong ... [xem thêm]

Cà độc dược là thảo dược gì?

(18)
Tên thông thường: Atropa belladonna, Atropa acuminata, Baccifère, Belladona, Belladone, Belle-Dame, Belle-Galante, Bouton Noir, Cerise du Diable, Cerise Enragée, Cerise d’Espagne, Deadly ... [xem thêm]

Cây bạch đầu ông là thảo dược gì?

(64)
Tên thông thường: cây bạch đầu ông, Anemone, Easter Flower, Hartshorn Plant, Pasque Flower, Prairie Smoke, Pulsatilla, Twinflower, Wild Crocus, Windflower, bạch đầu thảo, phấn ... [xem thêm]

Bạc hà mèo, thảo mộc không chỉ dành cho mèo

(13)
Tên khoa học: Nepeta catariaTên gọi khác: Cataire, Catmint, Catnep, Catswort, Chataire, Field Balm, Herbe à Chat, Herbe aux Chats, Hierba Gatera, Menta de Gato, Menthe des Chats, Nepeta ... [xem thêm]

Dược liệu Tam thất có công dụng gì?

(70)
Tên thường gọi: Cây tam thất, sâm tam thấtTên gọi khác: Thổ sâm, kim bất hoánTên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.Họ: Nhân sâm (Araliaceae)Tổng quanTìm hiểu chung ... [xem thêm]

Hạt mơ là thảo dược gì?

(20)
Tên thông thường: Apricot KernelTên khoa học : Prunus Armeniaca (LINN.)Tác dụngHạt mơ dùng để làm gì?Hạt mơ thường được sử dụng để sản xuất dầu. Các hoạt ... [xem thêm]

Bacillus coagulans

(58)
Tên thông thường: B. Coagulans, Bacillus Bacteria, Bacillus Probiotics, Bactéries Bacilles, Bactéries à Gram Positif Sporogènes, Bactérie Gram Positive en Forme de Bâtonnet, Gram Positive ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN