Komboglyze XR

(4.24) - 93 đánh giá

Tên hoạt chất:

  • Komboglyze XR 5mg/500mg: saxagliptin 5mg, metformin HCl 500mg.
  • Komboglyze XR 5mg/1000mg: saxagliptin 5mg, metformin HCl 1000mg.
  • Komboglyze XR 2,5mg/1000mg: saxagliptin 2,5mg, metformin HCl 1000mg.

Tên thương mại: Komboglyze XR

Phân nhóm: thuốc trị đái tháo đường

Công dụng

Công dụng thuốc Komboglyze XR là gì?

Komboglyze XR được dùng để điều trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và luyện tập nhằm kiểm soát đường huyết ở người từ 18 tuổi trở lên bị đái tháo đường tuýp 2 không kiểm soát tốt sau khi dùng liều dung nạp tối đa của metformin đơn trị liệu hoặc những người đang được điều trị phối hợp saxagliptin và metformin ở dạng viên nén chứa hoạt chất riêng biệt.

Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định Komboglyze XR phối hợp với insulin (ví dụ như liệu pháp phối hợp 3 thuốc) để hỗ trợ chế độ ăn kiêng và luyện tập nhằm kiểm soát đường huyết ở người từ 18 tuổi trở lên bị đái tháo đường tuýp 2 khi insulin và metformin vẫn chưa kiểm soát tốt đường huyết.

Komboglyze XR cũng được chỉ định phối hợp với 1 thuốc sulfonylurê (ví dụ như liệu pháp phối hợp 3 thuốc) để hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và luyện tập nhằm kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát tốt đường huyết sau khi dùng liều dung nạp tối đa của cả metformin và sulfonylurê.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Komboglyze XR cho người lớn như thế nào?

Bệnh nhân cần liều 5mg saxagliptin và chưa điều trị với metformin: khởi đầu 1 viên 5/500.

Bệnh nhân đang đơn trị với metformin: bác sĩ sẽ chọn liều có thể cung cấp được metformin tương đương liều metformin đang điều trị hoặc với liều thích hợp gần nhất.

Bệnh nhân cần 2,5mg saxagliptin phối hợp metformin phóng thích kéo dài, bệnh nhân đang sử dụng chất ức chế mạnh CYP3A4/5 (tối đa 2,5 mg saxagliptin/ngày): nên sử dụng thuốc chứa các thành phần hoạt chất riêng lẻ, tối đa (5mg saxagliptin và 2000mg metformin)/ngày. Dùng liều thấp thuốc kích thích tiết insulin hoặc insulin để hạn chế tối đa hạ glucose/máu nếu dùng cùng Komboglyze XR.

Liều dùng thuốc Komboglyze XR cho trẻ em như thế nào?

Vẫn chưa có nghiên cứu về liều dùng Komboglyze XR cho trẻ em. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Komboglyze XR như thế nào?

Liều dùng Komboglyze XR sẽ khác nhau dựa vào tình trạng bệnh hiện tại, hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh. Bạn nên sử dụng Komboglyze XR 1 lần/ngày vào bữa ăn tối, điều chỉnh liều dần dần để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa do metformin.

Bạn nên uống thuốc nguyên viên, không nhai hoặc bẻ nát thuốc.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn cần dùng thường xuyên và quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thuốc Komboglyze XR có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc Komboglyze XR như:

  • Tiêu chảy, buồn nôn/nôn
  • Đau bụng, viêm dạ dày/ruột
  • Giảm bạch cầu lympho, nổi mẩn
  • Nhức đầu
  • Viêm mũi – hầu
  • Tăng creatinine/creatine phosphokinase trong máu
  • Hạ glucose máu
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Nhiễm trùng đường tiểu

Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường trên hoặc bất kì triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Thận trọng

Bạn cần lưu ý gì khi dùng Komboglyze XR?

Thuốc Komboglyze XR chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với metformin HCl.
  • Người nhiễm toan chuyển hóa cấp/mãn tính, kể cả nhiễm ceto-acid do đái tháo đường.
  • Người có tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với Komboglyze XR hoặc saxagliptin như phản ứng phản vệ, phù mạch hoặc các tình trạng da tróc vảy.
  • Người bị suy thận.
  • Người bị đái tháo đường tuýp 1 hoặc bệnh gan.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo cho bác sĩ nếu:

  • Bạn có tiền sử phù mạch với chất ức chế dipeptidyl peptidase-4. (DPP4) khác, tiền sử suy tim hoặc suy thận trung bình-nặng.
  • Bạn đang có thai hoặc cho con bú.
  • Bạn định dùng thuốc này cho người lớn tuổi hoặc trẻ em dưới 18 tuổi.

Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên tránh sử dụng rượu và chế phẩm chứa rượu.

Bác sĩ sẽ chỉ định ngưng thuốc nếu nghi ngờ bạn bị:

  • Viêm tụy
  • Phản ứng quá mẫn nặng bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch và các tình trạng da tróc vảy
  • Nhiễm axit lactic đang dùng metformin
  • Trụy tim mạch (sốc)
  • Suy tim sung huyết cấp
  • Nhồi máu cơ tim cấp và các bệnh lý khác đặc trưng bởi tình trạng thiếu oxy huyết.

Nếu xuất hiện đau khớp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tiếp tục điều trị bằng thuốc này. Họ cũng yêu cầu ngưng tạm thời metformin trước khi chụp X-quang có tiêm chất cản quang chứa iốt và bất kỳ phẫu thuật nào (trừ tiểu phẫu không liên quan việc hạn chế sử dụng thức ăn/đồ uống). Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do đó bạn không nên thực hiện các công việc này trong thời gian dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc Komboglyze XR có thể tương tác với những thuốc nào?

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Komboglyze XR như:

  • Thuốc ức chế mạnh CYP3A4/5 (như atazanavir, clarithromycin, indinavir, itraconazole, nefazodone, nelfinavir, ritonavir, saquinavir, telithromycin, ketoconazole).
  • Thuốc cationic (amiloride, digoxin, morphin, procainamide, quinidine, quinine, ranitidine, triamterene, trimethoprim hoặc vancomycin), thiazide và thuốc lợi tiểu khác, corticosteroid, phenothiazine, chế phẩm tuyến giáp, hormone sinh dục nữ, thuốc uống ngừa thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, thuốc kích thích thần kinh giao cảm, thuốc ức chế kênh canxi, isoniazid.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Komboglyze XR như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng và tránh ẩm.

Dạng bào chế

Thuốc Komboglyze XR có những dạng nào?

Thuốc Komboglyze XR có dạng viên nén bao phim phóng thích kéo dài.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Luden’s®

(39)
Tên gốc: menthol topicalTên biệt dược: Luden’s® original menthol throat drops, Luden’s® honey licorice throat drops, Luden’s® honey lemon throat dropsPhân nhóm: thuốc dùng ... [xem thêm]

Ultra Strength Phazyme®

(21)
Tên gốc: simethiconePhân nhóm: thuốc chống đầy hơiTên biệt dược: Ultra Strength Phazyme®Tác dụngTác dụng của thuốc Ultra Strength Phazyme® là gì?Ultra Strength ... [xem thêm]

Thuốc Deslornine

(85)
Tên hoạt chất: DesloratadinTên biệt dược: Deslornine®Tác dụng của thuốc DeslornineTác dụng của thuốc Deslornine là gì?Thuốc Deslornine có tác dụng làm giảm nhanh ... [xem thêm]

Thuốc Norgesic®

(67)
Tên gốc: aspirin, caffein, orphenadrineTên biệt dược: Norgesic®Phân nhóm: thuốc giãn cơTác dụngTác dụng của thuốc Norgesic® là gì?Norgesic® thường được sử ... [xem thêm]

Digoxin Immune FAB

(30)
Tác dụngTác dụng của digoxin immune FAB là gì?Digoxin immune FAB được sử dụng như một thuốc giải độc để điều trị tình trạng quá liều digoxin hoặc digitoxin ... [xem thêm]

Thuốc tinidazole

(72)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc tinidazole là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc tinidazole để điều trị một số loại bệnh nhiễm trùng âm đạo (viêm âm đạo ... [xem thêm]

Epinephrine

(53)
Tác dụngTác dụng của epinephrine là gì?Thuốc này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng do vết ... [xem thêm]

Men tiêu hóa Antibio®

(42)
Tên biệt dược: Antibio Pro, Antibio Gran., Tech Antibio…Tên hoạt chất: Lactobacillus acidophilusTác dụngTác dụng của men Antibio là gì?Thuốc Antibio thực chất là men vi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN