Cây trinh nữ

(4.06) - 88 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cây trinh nữ dùng để làm gì?

Cây trinh nữ đôi khi được gọi là “thảo mộc của phụ nữ.” Thuốc được sử dụng để điều tiết kinh nguyệt, giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các nốt sần ngực, vô sinh, ngừa sẩy thai ở phụ nữ có nồng độ progesterone thấp, kiểm soát chảy máu và giúp cơ thể người mẹ đẩy thai sau ra khi sinh con, cũng như tăng sữa mẹ.

Một số đàn ông dùng cây trinh nữ để tăng nước tiểu, để điều trị u xơ tuyến tiền liệt và làm giảm ham muốn tình dục.

Cây trinh nữ cũng được dùng để chữa mụn trứng cá, bồn chồn, mất trí nhớ, cảm lạnh, đau bụng, rối loạn lá lách, đau đầu, đau nửa đầu, đau mắt, viêm cơ và sưng tấy.

Một số người đắp cây trinh nữ lên da để diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa côn trùng đốt.

Cơ chế hoạt động của cây trinh nữ là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu xác nhận khả năng ức chế bài tiết prolactin. Những nghiên cứu này cho rằng cây trinh nữ có thể có tác dụng với tất cả các bệnh về kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trinh nữ làm giảm đáng kể các triệu chứng chứng tiền kinh nguyệt.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây trinh nữ là gì?

Bạn có thể dùng chiết xuất từ quả cây trinh nữ từ là 20 – 40 mg/ngày. Liều dùng của cây trinh nữ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây trinh nữ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây trinh nữ là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất dung dịch cồn;
  • Chiết xuất dạng lỏng;
  • Chiết xuất dạng chất rắn;
  • Viên nang;
  • Bột;
  • Trà;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây trinh nữ?

Cây trinh nữ khá an toàn. Thuốc chỉ có thể gây tác dụng phụ nhẹ nhưng tương dối dễ điều trị bao gồm gây ngứa, phát ban, đau đầu, mệt mỏi, mụn trứng cá và rối loạn kinh nguyệt.

Một số phụ nữ nhận thấy sự thay đổi trong điều tiết kinh nguyệt khi họ bắt đầu dùng cây trinh nữ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây trinh nữ bạn nên biết những gì?

Lưu trữ cây tirnh nữ ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt và độ ẩm.

Có rất ít nghiên cứu khoa học xác nhận bất kỳ khả năng chữa bệnh của cây trinh nữ.

Bạn nên theo dõi kinh nguyệt khi dùng cây trinh nữ.

Những quy định cho cây trinh nữ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây trinh nữ nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây trinh nữ như thế nào?

Đừng dùng cây trinh nữ cho trẻ em. Sử dụng cây trinh nữ trong khi mang thai hoặc cho con bú có thể là không an toàn vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hormone.

Cây trinh nữ có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây trinh nữ.

Cây trinh nữ có thể ảnh hưởng đến các thuốc chống rối loạn thần kinh và thuốc tăng huyết áp.

Dùng cây trinh nữ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.

Cây trinh nữ còn có thể làm giảm prolactin huyết thanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Axit linoleic liên hợp

(68)
Tên thông thường: CLA, Conjugated Linoleic AcidTên khoa học: Acide Linoléique Conjugué, Acide Linoléique Conjugué Cis-9,trans-11, Acide Linoléique Conjugué trans-10,cis-12, Acido ... [xem thêm]

Goat’s Rue là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Goat’s Rue, Faux-Indigo, French Honeysuckle, French Lilac, Galega, Galéga, Geissrautenkraut, Goat’s Rue Herb, Italian Fitch, Lavanèse, Lilas d’Espagne, Lilas Français, ... [xem thêm]

Dược liệu Cà gai leo có công dụng gì?

(37)
Tên thường gọi: Cà gai leoTên gọi khác: Cà gai dây, cà quýnh, cà lù, gai cườm…Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.Họ: Cà (Solanaceae)Tổng quanTìm hiểu chungCà gai ... [xem thêm]

Cây ô đầu: Tuy độc nhưng vẫn quý

(38)
Tên khoa học: Aconitum forrtunei.Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, cố y…Tìm hiểu chungCây ô đầu dùng để làm gì?Cây ô đầu là một loại cây cực độc. ... [xem thêm]

Thảo dược Clivers

(27)
Tên thông thường: Amor del Hortelano, Amour du Hortelano, Barweed, Bedstraw, Caille-Lait, Catchweed, Cleavers, Cleaverwort, Coachweed, Eriffe, Everlasting Friendship, Gaille, Gaillet Accrochant, ... [xem thêm]

Thủy dương mai

(68)
Tìm hiểu chungThủy dương mai dùng để làm gì?Thủy dương mai là một loại cây được dùng để làm thuốc cho bệnh tiêu chảy, đau họng, sốt, nhức đầu, và ... [xem thêm]

Kefir

(34)
Tìm hiểu chungKefir dùng để làm gì?Người ta dùng kefir để điều trị tiêu hóa kém, đau bụng, không dung nạp lactose, tiêu chảy sau khi điều trị kháng sinh và ... [xem thêm]

Cây ô rô đất là thảo dược gì?

(85)
Tên thông thường: cây ô rô đất, Bitter Winter, Bitter Wintergreen, Chimaphila, Chimaphile à Ombelles, Ground Holly, Herbe d’Hiver, Herbe à Peigne, Holly, King’s Cure, King’s ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN