Dược liệu Tam thất có công dụng gì?

(4.46) - 70 đánh giá

Tên thường gọi: Cây tam thất, sâm tam thất

Tên gọi khác: Thổ sâm, kim bất hoán

Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về tam thất

Cây tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng từ 3–4 lá một, cuống dài 3–6cm, mỗi cuống lá có từ 3–7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. Mùa hoa vào tháng 5–7, mùa quả từ tháng 8–10.

Tam thất là cây thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của tam thất vẫn tồn tại. Ở Việt Nam, tam thất được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Bộ phận dùng của cây tam thất

Rễ tam thất là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất, thu hái từ trước khi ra hoa. Sau khi thu về thì rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

Thành phần hóa học có trong cây tam thất

Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42–12%). Nhiều ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid cũng được phân lập từ toàn cây tam thất.

Rễ cây tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ.

Tác dụng, công dụng

Cây tam thất trị bệnh gì?

Rễ củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, chẳng hạn như:

  • Tác dụng tăng lực (được thử nghiệm trên động vật như chuột, ếch)
  • Giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương
  • Điều hòa miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ
  • Kích thích tâm thần, chống trầm uất
  • Có tác dụng tiêu máu tốt trong điều trị nhãn khoa
  • Tăng lưu lượng máu động mạch vành
  • Panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư

Trong y học cổ truyền, củ tam thất bắc có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào các kinh can, thận và có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Tác dụng của tam thất dùng để chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh sau khi sinh, huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu. Hơn nữa, cây tam thất còn có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ, vết thương chảy máu.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cây tam thất là thuốc bổ và làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể. Người ta coi loại cây này là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, có thể dùng thay nhân sâm.

Dạng dùng, liều dùng

Liều dùng của tam thất có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của cây tam thất là bao nhiêu?

Dùng 4–6g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Lá và thân cây tam thất cũng được dùng để hãm trà tam thất hoặc nấu cao uống.

Một số bài thuốc có cây tam thất

Cách dùng tam thất trong các bài thuốc dân gian

1. Chữa máu ra nhiều sau khi sinh (băng huyết):

Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

2. Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi sinh:

Tam thất tán nhỏ, uống 6g hoặc đem tần với gà non ăn.

3. Chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:

Mỗi ngày uống 6–12g bột tam thất. Chảy máu cấp thì uống gấp đôi, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

4. Chữa chảy máu khi bị thương

Lá tam thất giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.

5. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh:

Tam thất 12g; sâm Bố Chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.

6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:

Tam thất 4g; lé tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

8. Chữa rong huyết do huyết ứ:

Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý, thận trọng

Uống tam thất nhiều có hại không?

Đối với những người quá nóng, nếu uống tam thất bắc trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… Bạn nên dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Mặt khác, tam thất tuy có nhiều công dụng nhưng những trường hợp sau không nên sử dụng tam thất:

  • Thận trọng khi cho trẻ em sử dụng
  • Khi bị tiêu chảy vì có nguy cơ gây tử vong

Mức độ an toàn của dược liệu tam thất

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng hoa tam thất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với cây tam thất

Tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn sử dụng tam thất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây bụp giấm là thảo dược gì?

(56)
Tên thông thường: Hibiscus also is known as karkade, red tea, red sorrel, Jamaica sorrel, rosella, soborodo (Zobo drink), Karkadi, roselle, and sour teaTên khoa học: Hibiscus sabdariffaTác ... [xem thêm]

Phấn ong

(23)
Tìm hiểu chungPhấn ong dùng để làm gì? Phấn ong được làm từ hạt phấn hoa và mật hoa mà ong thu thập được, kết hợp với nước bọt của ong thợ để làm ... [xem thêm]

Yucca là thảo dược gì?

(98)
Tên thông thường: Adam’s Needle, Aloe Yucca, Arbre de Josué, Bear Grass, Dagger Plant, Joshua Tree, Mohave Yucca, Mojave Yucca, Our-Lord’s-Candle, Soapweed, Spanish Bayonet, Yuca, Yucca ... [xem thêm]

Marsh tea là thảo dược gì?

(77)
Tên thông thường: marsh teaTên khoa học: rhododendron tomentosumTìm hiểu chungMarsh tea dùng để làm gì?Marsh tea là một loại thảo dược được sử dụng điều trị ... [xem thêm]

Thủy dương mai

(68)
Tìm hiểu chungThủy dương mai dùng để làm gì?Thủy dương mai là một loại cây được dùng để làm thuốc cho bệnh tiêu chảy, đau họng, sốt, nhức đầu, và ... [xem thêm]

Axit Caprylic

(98)
Tên thường gọi: Octanoate, Octanoic Acid.Tên khoa học: Octanoate, Octanoic Acid.Tác dụngAxit Caprylic dùng để làm gì?Axit caprylic là axit béo chuỗi trung bình được tìm ... [xem thêm]

Thảo dược Clivers

(27)
Tên thông thường: Amor del Hortelano, Amour du Hortelano, Barweed, Bedstraw, Caille-Lait, Catchweed, Cleavers, Cleaverwort, Coachweed, Eriffe, Everlasting Friendship, Gaille, Gaillet Accrochant, ... [xem thêm]

Ngải đằng là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Absinth, Absinthe, Absinthe Suisse, Absinthii Herba, Absinthites, Absinthium, Ajenjo, Alvine, Armoise, Armoise Absinthe, Armoise Amère, Armoise Commune, Armoise Vulgaire, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN