Paget ở xương

(3.52) - 60 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh Paget ở xương là bệnh gì?

Bệnh Paget ở xương là chứng rối loạn bất thường trong quá trình hình thành và xây dựng cấu trúc xương. Thông thường, các tế bào xương cũ sẽ dần được thay thế bởi các tế bào xương mới. Bệnh Paget có khả năng ngăn chặn quá trình thay thế này. Qua thời gian, những xương bị ảnh hưởng trở nên yếu ớt và dễ gãy. Bất kỳ phần xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh Paget. Tuy nhiên xương vùng hộp sọ, cột sống, chân, xương chậu và xương cổ là những vùng dễ bị tác động nhiều nhất.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Paget ở xương là gì?

Rất nhiều người mắc bệnh mà không có các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Đau xương, đau và cứng các khớp, đau cổ;
  • Chân trở nên méo mó khác thường;
  • Đầu và xương sọ to ra và biến dạng;
  • Xương yếu, dễ gãy;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm thính lực;
  • Giảm chiều cao;
  • Cảm thấy ấm nóng ở vùng da bao quanh vùng xương bị ảnh hưởng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau vùng xương, đau khớp, cảm thấy yếu ớt, tê chân, hoặc xương bị biến dạng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Paget ở xương?

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh Paget. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng bệnh Paget ở xương xảy ra có thể do những yếu tố về gen hoặc một loại virus gây ra. Các chuyên gia giả thuyết rằng đột biến gien SQSTM1 là tác nhân chính làm rối loạn tái tạo xương. Paget có thể bị kích phát bởi các yếu tố bên ngoài như bị sởi hoặc bị viêm đường hô hấp do virus khi còn nhỏ.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải bệnh Paget ở xương?

Bệnh Paget ở xương có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở người Châu Âu, Úc và New Zealand. Ngoài ra, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với tình trạng của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Paget ở xương?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Paget ở xương cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau:

  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ;
  • Tuổi tác: trên 40 tuổi;
  • Chủng tộc: bệnh thường gặp ở các nước châu Âu, Úc hoặc New Zealand;
  • Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh này.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Paget ở xương?

Để chẩn đoán bệnh Paget ở xương, bác sĩ có thể thực hiện chụp hình ảnh các xương, chụp X-quang. Các thủ thuật này giúp bác sĩ nhận định được các bất thường ở xương. Đồng thời bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về tiền sử bệnh của gia đình để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Paget ở xương?

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh Paget ở xương đều cần được điều trị. Nếu bệnh nhân chỉ có kết quả xét nghiệm máu bất thường nhưng bệnh không gây các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào thì không cần phải điều trị. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể cần dùng đến các thuốc như bisphosphonates hoặc calcitonin. Đây là những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn gãy xương và hỗ trợ điều trị bệnh Paget ở xương hiệu quả.

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để chỉnh lại xương hoặc nếu các xương bị gãy.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Paget ở xương?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh Paget ở xương, bạn nên có những thói quen:

  • Ngủ trên giường vững chắc để vùng lưng được nâng đỡ;
  • Tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp;
  • Cố gắng tránh bị chấn thương hay té ngã.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cấy tóc

(19)
Tìm hiểu về cấy tócThủ thuật cấy tóc là gì?Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ ... [xem thêm]

Biến dạng ngón chân cái

(13)
Tìm hiểu chungBiến dạng ngón chân cái là bệnh gì?Biến dạng ngón chân cái là một khối xương hình thành ở khớp ngón chân cái. Nó hình thành khi ngón chân cái ... [xem thêm]

Quầng sáng/chói mắt

(45)
Tìm hiểu chungQuầng sáng/chói mắt là tình trạng gì?Ánh sáng là điều không thể thiếu cho tầm nhìn, giúp đôi mắt của bạn nhìn thấy xung quanh. Nhưng đôi khi, ... [xem thêm]

Căng cơ thắt lưng

(76)
Tìm hiểu chungCăng cơ thắt lưng là bệnh gì?Căng cơ thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong những chấn thương ở thắt lưng, trong đó cơ hoặc gân ở thắt ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Sưng đầu gối (đau đầu gối)

(83)
Tìm hiểu chungSưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích ... [xem thêm]

Hội chứng Löffler

(36)
Tìm hiểu chungHội chứng Löffler là gì?Hội chứng Löffler (một dạng bệnh phổi tăng bạch cầu eosin) là một bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng không ... [xem thêm]

Bệnh gút: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(47)
Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN