Tacozin®

(4.02) - 37 đánh giá

Tên gốc: piperacillin/tazobactam

Phân nhóm: nhóm thuốc kháng sinh – Penicilin

Tên biệt dược: Tacozin®

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Tacozin® là gì?

Tacozin® thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vừa đến nặng do một số vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, Tacozin® có thể được sử dụng với một số mục đích khác. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Tacozin® là gì?

Tacozin® thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vừa đến nặng do một số vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, Tacozin® có thể được sử dụng với một số mục đích khác. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Tacozin® cho người lớn như thế nào?

Đối với người bị nhiễm khuẩn âm đạo, viêm phúc mạc, nhiễm trùng da hoặc nhiễm mô mềm, viêm nội mạc tử cung:

Bạn tiêm 3,375g mỗi 6 giờ hoặc tiêm 4,5g mỗi 8 giờ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Tacozin® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Tacozin® như thế nào?

Bạn sẽ được tiêm Tacozin® tại phòng mạch bác sĩ, chuyên viên y tế hoặc bệnh viện.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không được dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Tacozin®?

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Táo bón;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Đau đầu;
  • Khó tiêu;
  • Buồn nôn;
  • Đau, sưng hoặc đỏ ở chỗ tiêm;
  • Khó ngủ;
  • Nôn.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Tacozin®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Tacozin®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn bị xơ nang, viêm đại tràng, chảy máu, suy tim sung huyết hoặc các vấn đề về thận;
  • Bạn đang chạy thận hoặc nếu bạn có tiền sử tiêu chảy nặng hay các vấn đề về ruột do kháng sinh;
  • Bạn đang dùng chế độ ăn kiêng có muối hoặc có nồng độ kali trong máu thấp.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Tacozin® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Hiện vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú hoặc trước và sau phẫu thuật. Vì thế, trước khi dùng thuốc, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Tacozin® có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Tacozin® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Tacozin® bao gồm:

  • Thuốc hóa trị hoặc thuốc lợi tiểu (ví dụ, furosemide, hydrochlorothiazide);
  • Probenecid;
  • Thuốc chống đông máu (như warfarin), heparin, methotrexate hoặc các thuốc giãn cơ trên da (ví dụ như vecuronium);
  • Aminoglycosid (ví dụ như tobramycin) hoặc thuốc tránh thai dạng uống.

Thuốc Tacozin® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Tacozin®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Tacozin® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Tacozin® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Tacozin® có dạng tiêm truyền.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Sudafed PE®

(17)
Tên gốc: phenylephrineTên biệt dược: Sudafed PE®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Sudafed PE® là gì?Sudafed PE® thường được dùng để điều ... [xem thêm]

Sulconazole

(59)
Tên gốc: sulconazoleTên biệt dược: Exelderm®Phân nhóm: thuốc kháng sinh dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc sulconazole là gì?Thuốc sulconazole được sử ... [xem thêm]

Thuốc Preparation H®

(55)
Tên gốc: phenylephrine hydrochlorideTên biệt dược: Preparation H® – dung dịch nhỏ, xịt mũiPhân nhóm: thuốc trị bệnh vùng hậu môn trực tràng.Tác dụngTác dụng ... [xem thêm]

Capsaicin

(22)
Tác dụngTác dụng của capsaicin là gì?Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ ở cơ/khớp xương (ví dụ như chứng viêm khớp, đau ... [xem thêm]

Topotecan

(89)
Tên gốc: topotecanTên biệt dược: Hycamtin®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc topotecan là gì?Thuốc này được sử dụng để chữa ... [xem thêm]

Stugeron® Richter

(24)
Tên gốc: cinnarizinePhân nhóm: thuốc giãn mạch ngoại biên và thuốc hoạt hóa nãoTên biệt dược: Stugeron® RichterTác dụngTác dụng của thuốc Stugeron® Richter là ... [xem thêm]

Epoetin Beta

(66)
Tác dụngTác dụng của epoetin beta là gì?Epoetin Beta được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do suy thận mãn tính, thiếu máu liên quan đến hóa trị để ... [xem thêm]

Artreil

(17)
Tên gốc: diacerein 50mgTên biệt dược: ArtreilPhân nhóm: các thuốc khác tác động lên hệ cơ-xươngTác dụngTác dụng của thuốc Artreil là gì?Thuốc Artreil được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN