Đặt ống dẫn lưu màng phổi

(4.02) - 11 đánh giá

Tìm hiểu chung

Đặt ống dẫn lưu màng phổi là gì?

Đặt ống dẫn lưu màng phổi là thủ thuật đặt một ống nhỏ vào trong khoang màng phổi của bạn (khoảng không gian giữa phổi và lồng ngực của bạn) để dẫn lưu khí và những chất dịch được tạo ra do một số bệnh lý đi ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân của việc tích tụ của khí (tràn khí màng phổi) là do phổi của bạn bị thủng. Tràn khí màng phổi có thể gây đau đớn và khó thở.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự tích tụ chất dịch (tràn dịch màng phổi) trong màng phổi, thường thì nó có thể gây ra các triệu chứng như khó khăn khi thở hoặc đau khi ho.

Khi nào bạn sẽ thực hiện đặt ống dẫn lưu màng phổi?

Đặt ống dẫn lưu màng phổi thường đươc thực hiện để điều trị các bệnh như sau :

  • Bị chấn thương ngực hay sau khi phẫu thuật liên quan đến vùng ngực;
  • Có khí thoát ra khỏi phổi đi vào màng phổi và tích tụ ở đó;
  • Có dịch tích tụ trong khoang màng phổi do ngực bị chảy máu hoặc dịch tích tụ từ áp xe ở vùng ngực, hoặc dịch tích tụ do tình trạng suy tim.

Điều cần thận trọng

Bạn cần biết những gì trước khi thực hiện đặt ống dẫn lưu màng phổi?

Ngoài thủ thuật đặt ống dẫn lưu ngực, bác sĩ có thể rút dịch và khí ra bằng cách chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp để quan sát thấy được lượng khí và dịch đọng ở màng phổi và sau đó bác sĩ có thể rút dịch bằng kim tiêm. Tuy nhiên, nếu lượng khí đó quá lớn, đặt ống dẫn lưu thường là phương pháp điều trị tốt nhất.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi đặt ống dẫn lưu màng phổi?

Đặt ống dẫn lưu màng phổi thường được thực hiện trong trường hợp cấp cứu hoặc sau khi phẫu thuật, nên bệnh nhân thường có rất ít thời gian để chuẩn bị. Nếu bạn còn tỉnh táo, bác sĩ sẽ yêu cầu sự đồng ý của bạn để thực hiện các thủ tục. Nếu bạn bất tỉnh, bác sĩ sẽ giải thích lý do tại sao một ống dẫn lưu là cần thiết sau khi bạn tỉnh dậy.

Thông thường, chụp X-quang, siêu âm ngực, hoặc chụp CT lồng ngực (chụp cắt lớp vi tính) được thực hiện trước khi đặt ống dẫn lưu màng phổi để giúp xác nhận có phải chất lỏng hoặc khí tích tụ là nguyên nhân gây ra vấn đề về phổi của bạn và để xác định xem một ống dẫn lưu sẽ hữu hiệu hay không.

Quy trình thực hiện đặt ống dẫn lưu màng phổi như thế nào?

Đặt ống dẫn lưu thường mất ít hơn 20 phút.

Đầu tiên bác sĩ sẽ sát trùng một vùng khá rộng trên ngực của bạn, từ nách qua núm vú và gần đến bụng. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào vùng vừa sát trùng. Tiếp theo, bác sĩ dùng dao mổ để rạch một đường nhỏ giữa hai xương sườn trên ngực dài cỡ 1-2 cm, rồi dùng tay và kẹp từ từ tách rộng vết mổ ra. Sau khi vết mổ đã mở ra đủ rộng, bác sĩ sẽ đưa một ống dẫn lưu màng phổi vào, đây là ống dẫn lưu một chiều, chỉ hút dịch và không khí từ màng phổi đi ra ngoài chứ không để chúng di chuyển ngược vô lại.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đặt ống dẫn lưu màng phổi?

Bạn thường sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi ống dẫn lưu của bạn được lấy ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể được về nhà một chút, nhưng vẫn phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.

Hằng ngày, điều dưỡng sẽ cẩn thận kiểm tra xem ống dẫn lưu có rò rỉ không khí hay dịch không, đồng thời bạn có bị khó thở và cần cung cấp oxy hay không. Điều dưỡng sẽ hướng dẫn cho bạn biết khi nào bạn có thể đứng dậy và đi bộ xung quanh hoặc khi nào bạn phải ngồi yên trên ghế.

Những điều bạn sẽ cần phải làm là:

  • Hít thở sâu và ho (điều dưỡng của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách hít thở và cách ho). Hít thở sâu và ho sẽ giúp phổi của bạn nở ra, đồng thời giúp khí và dịch đi ra ngoài, ngăn ngừa dịch tràn vào trong phổi của bạn.
  • Đảm bảo ống không bị thắt gút. Hệ thống ống dẫn lưu dịch và khí phải luôn luôn giữ thẳng, không bị đè ép và phải đặt dưới phổi của bạn. Nếu không, các chất lỏng hoặc khí sẽ không thoát ra được và phổi của bạn không thể nở ra được.

Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Ống dẫn của bạn bị sút ra hoặc xê dịch;
  • Các ống bị đứt;
  • Bạn đột nhiên cảm thấy thở khó hoặc bị đau nhiều hơn.

Các ống thường đặt trong một vài ngày. Khi nào bác sĩ đánh giá thấy chất lỏng hay khí đã hết rồi và không còn chảy ra nữa, bác sĩ sẽ tháo ống dẫn ra.

Rút ống dẫn lưu thường được thực hiện một cách nhanh chóng, và không cần gây tê. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng trong khi rút ống dẫn lưu màng phổi là bạn phải giữ nhịp hô hấp đều đặn để đảm bảo không khí tràn thêm vào phổi.

Sau đó, bác sĩ sẽ dán một miếng băng để băng lại vùng đặt ống dẫn lưu. Bạn có thể có một vết sẹo nhỏ tại chỗ đặt ống.

Bác sĩ sẽ cho bạn chụp phim X-quang lại lần nữa để xem thử không khí và dịch đã được rút hết hay chưa.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

Cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng

(43)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là gì?Phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là một loại phẫu thuật dùng để cắt toàn bộ hay ... [xem thêm]

Cố định tinh hoàn

(76)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cố định tinh hoàn là gì?Phẫu thuật cố định tinh hoàn là một phẫu thuật để đem tinh hoàn của bạn trở xuống bìu. Khi còn đang ... [xem thêm]

Chèn băng nâng đỡ âm đạo

(96)
Tìm hiểu chungChèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?Chèn băng nâng đỡ âm đạo là loại phẫu thuật được dùng để chữa các bệnh như sa tử cung hoặc són ... [xem thêm]

Rút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

(72)
Tìm hiểu chungRút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?Trong các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, bác sĩ thường dùng các dụng cụ làm ... [xem thêm]

Cắt vạt dạ dày nội soi

(32)
Tìm hiểu chungCắt vạt dạ dày nội soi là gì?Cắt vạt dạ dày nội soi là phẫu thuật dạ dày thành dạng ống ngắn để làm giảm kích thước dạ dày. Cắt ... [xem thêm]

Cắt mở niệu đạo

(42)
Tìm hiểu chungCắt mở niệu đạo là gì?Cắt mở niệu đạo là một phẫu thuật được thực hiện để điều trị tình trạng hẹp niệu đạo. Niệu đạo là ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp

(26)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN