Cẩn thận dùng thuốc trị biến chứng bệnh thận

(4.15) - 73 đánh giá

Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.

Nếu bệnh thận ngày càng nặng hơn, các chất thải không được lọc sẽ tích tụ nhiều trong máu và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể xuất hiện các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu, xương yếu, sức khỏe dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể xảy ra từ từ trong một thời gian dài.

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể là do bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các rối loạn khác. Bạn có thể ngăn bệnh thận tiến triển nặng hơn bằng cách phát hiện và điều trị bệnh sớm. Khi bệnh thận tiến triển, nó có thể dẫn đến suy thận và bạn cần phải thẩm tách hoặc cấy ghép thận mới có thể tiếp tục sống.

Một số thông tin về bệnh thận mạn tính:

  • Việc phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận;
  • Bệnh tim là nguyên nhân chính gây tử vong cho tất cả những người bị suy thận mạn tính;
  • Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) là cách ước tính tốt nhất để đánh giá chức năng thận;
  • Tăng huyết áp gây ra suy thận mạn tính và ngược lại, suy thận mạn tính cũng gây tăng huyết áp;
  • Nước tiểu của bạn chứa protein trong một thời gian dài có nghĩa là bạn đã bị bệnh thận mạn;
  • Những người có nguy cơ cao bị bệnh thận mạn tính bao gồm người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tiền sử gia đình có người bị bệnh suy thận;
  • Người Mỹ gốc Phi, người mang gốc Tây Ban Nha, dân cư sinh sống ở quần đảo Thái Bình Dương, người da đỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính;
  • Những xét nghiệm đơn giản có thể giúp phát hiện bệnh thận mạn tính là đo huyết áp, đo albumin trong nước tiểu và creatinine trong máu.

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính là gì?

Hai nguyên nhân chính của bệnh thận mạn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chiếm đến 2/3 các trường hợp. Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao, gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận và tim mạch, cũng như các mạch máu, dây thần kinh và mắt. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành của các mạch máu tăng lên. Nếu không kiểm soát hoặc kiểm soát kém, huyết áp cao có thể là nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, bệnh thận mạn tính cũng có thể gây ra huyết áp cao.

Các bệnh khác có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính là:

  • Viêm cầu thận, đây là một nhóm các bệnh gây ra viêm nhiễm và tổn thương cho các đơn vị lọc của thận. Bệnh này là nguyên nhân thường gặp đứng hàng thứ 3 gây ra bệnh thận mạn tính;
  • Bệnh di truyền, chẳng hạn như bệnh thận đa nang, gây những nang lớn hình thành trong thận và làm tổn thương mô xung quanh;
  • Dị tật xảy ra khi em bé phát triển trong tử cung của người mẹ. Ví dụ, hẹp đường dẫn nước tiểu có thể xảy ra làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu và khiến nước tiểu chảy ngược lên đến thận. Điều này gây ra nhiễm trùng và có thể gây hại cho thận;
  • Lupus và các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể;
  • Bệnh khác như sỏi thận, u bướu, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại.

Các triệu chứng của bệnh thận mạn tính là gì?

Hầu hết mọi người có thể không có bất kỳ triệu chứng gì nghiêm trọng cho đến khi bệnh thận của họ đã tiến triển nặng. Tuy nhiên, bạn có thể để ý đến những triệu chứng sau:

  • Cảm thấy mệt mỏi hơn và có ít năng lượng;
  • Khó tập trung;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Khó ngủ;
  • Bị chuột rút vào ban đêm;
  • Bàn chân và mắt cá chân bị sưng;
  • Xuất hiện bọng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng;
  • Bị khô, ngứa da;
  • Cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh thận mạn tính ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn so với những người khác. Nguy cơ mắc phải bệnh thận có thể cao hơn nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có người thân ruột thịt bị suy thận. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu bạn là người lớn tuổi hoặc thuộc chủng tộc có tỷ lệ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, chẳng hạn như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Châu Á, người sinh sống tại quần đảo Thái Bình Dương và người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ).

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thận mạn như thế nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thận để giúp lập ra kế hoạch điều trị cho bạn. Các bác sĩ có thể làm như sau:

  • Tính toán tỷ lệ lọc cầu thận (GFR), đây là cách tốt nhất để biết thận của bạn có hoạt động tốt không. Bạn không cần phải thực hiện bất cứ xét nghiệm nào ngoài các xét nghiệm đã nêu ở trên để xác định GFR. Bác sĩ có thể tính toán tỷ lệ này từ xét nghiệm creatinine máu, độ tuổi, chủng tộc, giới tính và các yếu tố khác. GFR của bạn cho bác sĩ biết giai đoạn của bệnh thận và giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị cho bạn.
  • Thực hiện siêu âm hoặc CT scan để có được hình ảnh về thận và đường tiết niệu. Điều này cho bác sĩ biết kích thước thận của bạn, liệu bạn có sỏi hoặc u trong thận hay không, hoặc liệu cấu trúc của thận và đường tiết niệu có bất kỳ điều gì bất thường không.
  • Thực hiện sinh thiết thận, phương pháp này được thực hiện trong một số trường hợp để chẩn đoán chính xác loại bệnh thận của bạn, xem có bao nhiêu đơn vị thận đã bị tổn thương và giúp đưa ra kế hoạch điều trị. Để làm sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy những mảnh nhỏ của mô thận và quan sát chúng dưới kính hiển vi.

Bạn cũng có thể cần phải đến gặp chuyên gia về thận để trao đổi ý kiến về trường hợp của bạn cũng như cách kiểm soát bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đôi mắt sáng khỏe chỉ với 9 loại thực phẩm quen thuộc

(87)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

Hãy cùng tìm hiểu uống canxi lúc nào thì tốt

(31)
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương trong suốt cuộc đời. Đôi lúc, bạn sẽ cần sử dụng sản phẩm bổ sung khoáng chất này cho cơ thể và không ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớm

(27)
Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp tính với những cơn đau dữ dội, buồn nôn, sốt, đầy trướng, chán ăn, sợ mỡ hoặc vàng da, vàng mắt… khiến ... [xem thêm]

Trẻ tập đi thật sự nghĩ gì đằng sau lời nói của con?

(75)
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn có vóc dáng thon gọn chỉ trong nháy mắt

(83)
Bạn muốn trông xinh xắn mà không phải tốn nhiều thời gian? Hãy áp dụng ngay các cách giúp vóc dáng thon gọn hơn bằng quần áo, phụ kiện và mỹ phẩm nhé!Dù ... [xem thêm]

6 lí do đàn ông có vợ nên giữ thói quen “tự sướng”

(91)
Dù đã là một người bạn đời tuyệt vời bên cạnh khi kết hôn, đàn ông trong giai đoạn này vẫn cần có những khoảng thời gian của riêng mình để tự thỏa ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

Có thể uống thuốc tránh thai khi cho con bú không?

(10)
Bạn uống thuốc tránh thai khi cho con bú vì không thể ngừa thai bằng cách khác? Vậy hãy chọn loại thuốc để an toàn cho con.Làm thế nào để ngừa thai? Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN