Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(3.9) - 35 đánh giá

Hiện nay, gan nhiễm mỡ là một tình trạng không còn quá xa lạ với chúng ta. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề về gan nghiêm trọng hơn. Vậy gan nhiễm mỡ là gì? Làm thế nào để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Hàm lượng chất béo trong gan cao hơn bình thường có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Hầu hết trường hợp, bệnh thường không gây hại. Tuy nhiên, nếu không sớm được can thiệp kịp thời, vấn đề sức khỏe này có khả năng làm suy giảm chức năng gan, thậm chí kéo theo xơ gan xảy ra.

Gan nhiễm mỡ có bao nhiêu cấp độ?

Các chuyên gia phân loại tình trạng sức khỏe này thành 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ độ 1: xảy ra khi hàm lượng chất béo chỉ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Đây là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.

  • Gan nhiễm mỡ độ 2: lượng chất béo chiếm 10-25% trọng lượng của gan sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 2. Lúc này, các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng nên ít người phát hiện bản thân mình mắc bệnh.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: đây là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh lý này. Khi đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng gan nhiễm mỡ rất khó điều trị và phục hồi. Không những thế, bệnh còn dễ dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong.

Những ai có thể mắc gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Riêng NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu) thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân cao thứ ba gây ra bệnh gan ở người lớn.

Triệu chứng và dấu hiệu gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu và triệu chứng gan nhiễm mỡ là gì?

Nguồn: dlife.com

Hầu hết người bị gan nhiễm mỡ hay NASH không biết họ mắc bệnh bởi vì các triệu chứng gan nhiễm mỡ thường không xuất hiện. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ có thể xảy ra như cảm thấy mệt mỏi, bị đau và khó chịu ở vùng bụng hoặc giảm cân.

Có thể có các dấu hiệu gan nhiễm mỡ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu và dấu hiệu gan nhiễm mỡ như mệt mỏi, đau hay khó chịu ở vùng bụng kéo dài dai dẳng. Trong trường hợp bạn bị sụt cân đột ngột cũng có thể là dấu hiệu bạn đang có các vấn đề về gan, hãy gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) xảy ra khi các chất béo tích tụ trong các mô gan. Do sự đa dạng và phổ biến của bệnh mà hiện nay nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ và NASH vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường NASH xảy ra ở một số người như: người thừa cân, uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh tiểu đường hay những người có nồng độ cholesterol trong máu cao.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Một loạt các bệnh và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bao gồm:

  • Béo phì
  • Suy giáp
  • Suy tuyến yên
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Nồng độ cholesterol cao
  • Bệnh đái tháo đường týp 2
  • Lượng triglyceride trong máu cao
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều trị gan nhiễm mỡ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các cách điều trị gan nhiễm mỡ là gì?

Giảm cân và tránh uống rượu là những cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ.

Nếu mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị gan nhiễm mỡ.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.

Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng gì và bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ do bác sĩ khám thấy chức năng gan không bình thường hay gan bị viêm trong các lần kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp này, họ sẽ khám thực thể và dùng các xét nghiệm khác để loại trừ những nguyên nhân phổ biến của viêm gan (chẳng hạn như viêm gan siêu vi, rượu, hoặc ứ sắt trong gan). Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm men gan và sinh thiết gan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Thói quen sống cho người mắc gan nhiễm mỡ

Các cách hạn chế diễn tiến của bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan, chẳng hạn như acetaminophen và một số được sử dụng cho bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất khó chịu và thường liên quan đến chế độ ăn uống. Vì vậy, để mau phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, bạn nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình.

  • Rau củ quả. Một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau cần, cải xanh, cải cúc…
  • Dầu thực vật. Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol.
  • Cá. Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.
  • Hoa atiso. Hoa atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.

Bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ, bạn cũng cần lưu ý hạn chế hoặc tạm thời loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Chúng bao gồm:

  • Mỡ động vật. Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive…
  • Thực phẩm giàu cholesterol. Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng…
  • Thịt. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Gia vị cay nóng. Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng… Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.
  • Rượu, bia và chất kích thích. Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Morgellons

(12)
Tìm hiểu chungMorgellons là bệnh gì?Bệnh Morgellons (hội chứng Morgellons) là một vấn đề tương đối mới và chưa được hiểu rõ, ảnh hưởng đến da. Bệnh này ... [xem thêm]

Tiêu chảy: Cách điều trị và phòng tránh

(54)
Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải tình trạng này ít nhất vài lần mỗi năm. Căn bệnh này có thể lây lan ... [xem thêm]

Hội chứng Tay

(59)
Tìm hiểu chungHội chứng Tay là gì?Hội chứng Tay, còn được gọi là chứng loạn dưỡng lông, là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó các cá nhân bị ... [xem thêm]

Nghiến răng

(77)
Tìm hiểu chungNghiến răng là tình trạng gì?Nghiến răng là một tình trạng mà bạn nghiền, nghiến chặt răng. Nếu bạn bị nghiến răng nghĩa là bạn nghiến ... [xem thêm]

Thừa sắt

(11)
Tìm hiểu về thừa sắtThừa sắt là gì?Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng ... [xem thêm]

Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)

(35)
Định nghĩaUng thư Kaposi (Sacorma Kaposi) là bệnh gì?Ung thư Kaposi, hay còn gọi là Sacorma Kaposi, là bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh được gây ra do các khối u phát ... [xem thêm]

7 điều bạn nên biết về bệnh AIDS

(25)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN