Thuốc Hapacol

(3.65) - 15 đánh giá

Tên hoạt chất:

  • Hapacol 150: paracetamol
  • Hapacol 650/Hapacol sủi: paracetamol, tá dược
  • Hapacol Extra: paracetamol, cafein, tá dược

Tên thương hiệu: Hapacol 150, Hapacol Extra, Hapacol 650, Hapacol sủi…

Phân nhóm: Thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốt

Công dụng thuốc Hapacol

Công dụng của thuốc Hapacol là gì?

Hapacol 150

Thuốc giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp sau: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…

Hapacol 650/Hapacol sủi

Hapacol 650 và Hapacol sủi là thuốc trị cảm để điều trị các triệu chứng đau trong: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.

Thuốc giúp hạ sốt ở người bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Hapacol Extra

Thuốc Hapacol làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả các cơn đau như đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc cũng giúp hạ sốt nhanh.

Liều dùng và cách dùng thuốc Hapacol

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Hapacol cho người lớn như thế nào?

Hapacol 650

Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/lần.

Liều tối đa trong 24 giờ không quá 4g. Khoảng cách giữa hai lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.

Bạn không dùng thuốc quá 3 ngày để giảm sốt và quá 10 ngày để giảm đau. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Bạn không nên tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc nếu:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện.
  • Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Hapacol Extra

Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1–4 lần/ngày, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên. Không dùng quá 8 viên/ngày.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hapacol sủi

Bạn hòa tan viên thuốc trong lượng nước tùy thích đến khi hết sủi bọt. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ngày.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/lần.

Đối với đau nhiều: có thể uống 2 viên/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

* Liều tối đa/24 giờ: đối với trẻ em, uống không quá 5 lần/ngày.

* Không nên kéo dài thời gian dùng thuốc nếu:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện.
  • Sốt cao (39,5°C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Liều dùng thuốc Hapacol cho trẻ em như thế nào?

Hapacol 150

Bạn hòa tan thuốc vào lượng nước thích hợp cho bé đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho bé uống một lần, không quá 5 lần/ngày.

Liều dùng trung bình từ 10-15mg/kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/24 giờ.

Bạn cũng có thể theo phân liều sau: trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: uống 1 gói/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên dùng thuốc này quá lâu nếu trẻ:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện.
  • Sốt cao (39,5ºC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Biểu hiện của quá liều paracetamol gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Biểu hiện của ngộ độc nặng paracetamol: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả người, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Cách xử trí: cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Khi nhiễm độc paracetamol nặng, bạn cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ thuốc Hapacol

Các tác dụng phụ thuốc Hapacol là gì?

Các tác dụng phụ ít gặp gồm: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Tác dụng phụ hiếm gặp gồm phản ứng quá mẫn.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc Hapacol

Trước khi dùng thuốc Hapacol, bạn cần lưu ý gì?

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Hapacol

  • Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
  • Người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
  • Phải dùng thận trọng ở người bị thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, vì vậy bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Bác sĩ sẽ cảnh báo người bệnh về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở phụ nữ cho con bú cho thấy dùng paracetamol không có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

Tương tác thuốc Hapacol

Thuốc Hapacol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Uống liều cao paracetamol trong thời gian dài sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của paracetamol.

Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Hapacol

Bạn nên bảo quản thuốc Hapacol như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế thuốc Hapacol

Hapacol có những dạng và hàm lượng nào?

Hapacol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Hapacol 650: viên nén, 650mg
  • Hapacol Extra: viên nén, paracetamol 500mg, cafein 65mg
  • Hapacol sủi: viên nén sủi bọt, 500mg
  • Hapacol 150: thuốc bột sủi bọt, 150mg

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Rowatinex

(74)
Tên hoạt chất: Pinene 31mg, camphene 15mg, fenchone 4mg, borneol 10mg, anethol 4mg, cineol 3mg, olive oil 33mgTên thương hiệu: RowatinexPhân nhóm: Các thuốc tiết niệu – sinh ... [xem thêm]

Lysozyme chloride

(63)
Tên gốc: lysozyme chloridePhân nhóm: men kháng viêmTên biệt dược: Lysozyme®Tác dụngTác dụng của thuốc lysozyme chloride là gì?Lysozyme chloride thường được sử ... [xem thêm]

Bambuterol

(47)
Tác dụngTác dụng của thuốc bambuterol là gì?Bambuterol thuộc nhóm thuốc giãn phế quản vì thuốc này làm giãn (mở rộng) đường hô hấp. Thuốc hoạt động ... [xem thêm]

Antithrombin III

(79)
Tác dụngTác dụng của antithrombin III là gì?Thuốc này được sử dụng cho các rối loạn thuyên tắc huyết khối, phòng ngừa huyết khối liên quan đến quy trình ... [xem thêm]

Zortress

(39)
Tên gốc: everolimusPhân nhóm: thuốc ức chế miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đíchTên biệt dược: Zortress®Tác dụngTác dụng của Zortress là gì?Zortress ... [xem thêm]

Endura®

(86)
Tên gốc:glycerin + polysorbatTên biệt dược: Endura®Phân nhóm: thuốc bôi trơn nhãn cầuTác dụngTác dụng của thuốc Endura® là gì?Thuốc Endura® có tác dụng làm ... [xem thêm]

Cytomegalovirus Immunoglobulin Là Gì?

(92)
Tác dụngTác dụng của cytomegalovirus immunoglobulin là gì?Thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm virus nghiêm trọng (cytomegalovirus-CMV) ở ... [xem thêm]

Paricalcitol

(43)
Tên gốc: paricalcitolTên biệt dược: Zemplar®Phân nhóm: thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xươngTác dụngTác dụng của thuốc paricalcitol là gì?Paricalcitol được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN