Các biến chứng khi trẻ bị cảm
Mặc dù cảm lạnh tương đối lành tính, trẻ có thể tự mình vượt qua mà không cần bất cứ thuốc thang gì. Trẻ nhỏ thì cần trung bình 14 ngày để giải quyết các vấn đề trong khi trẻ lớn chỉ cần 5- 7 ngày. Tuy nhiên trong quá trình đó, 1 số biến chứng sau có thể xảy ra:
Viêm tai giữa cấp do vi khuẩn
Tuổi hay bị: 6- 11 tháng tuổi
Tần suất: 5- 19 %
Dấu hiệu nhận biết:
Sốt lại hoặc sốt mới khởi phát sau vài ngày không sốt
sau vài ngày khởi phát triệu chứng của cảm lạnh. Trẻ lớn kêu đau tai, trẻ nhỏ quấy khóc, bứt rứt – đưa tay đập đầu đập tai. Trẻ rất nhỏ có thể đến lúc chảy mủ tai mới biết. Nhưng để ý kĩ trước khi chảy mủ tai trẻ có biểu hiện quấy hơn bình thường.
Khởi phát cơn suyễn cấp
50 % số trẻ em lên cơn suyễn là do siêu vi hô hấp trên thúc đẩy. Sau 1 vài ngày bị cảm ho sổ mũi trẻ khò khè và vào cơn suyễn cấp: khò khè, thở nhanh, rút lõm ngực.
Viêm xoang do vi khuẩn
Viêm hô hấp trên do siêu vi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn tới viêm xoang do vi khuẩn. Có 6- 13 % số trẻ bị viêm hô hấp trên do siêu vi tiến triển tới Viêm xoang do vi khuẩn
Các dấu hiệu nhận biết:
- Các triệu chứng về mũi kéo dài quá 10 ngày mà không thuyên giảm chút nào
- Các triệu chứng nặng: nhiệt độ trên 39 độ C, tổng trạng xấu, tiết dịch mủ ở mũi kéo dài liên tục 3-4 ngày
- Các triệu chứng bỗng nhiên nặng hơn trước đó: cơn ho, chảy mũi đột nhiên nặng hơn, sốt lại hoặc sốt mới (nếu trước đó không sốt)Nhiễm khuẩn hô hấp dưới do vi khuẩn
Viêm phổi do vi khuẩn là một biến chứng không thường gặp của cảm lạnh thông thường. Nếu có thì có 1 số dấu hiệu nhận biết sau: khởi phát sốt mới sau vài ngày biểu hiện cảm lạnh. Ho kéo dài nhưng không có sốt thì có thể là viêm phổi siêu vi
Các biến chứng khác
Chảy máu cam, viêm kết mạc, viêm thanh quản….
Kết luận
Mặc dù có thể có biến chứng nhưng tỉ lệ không cao, chỉ dao động 5- 10 %, trong đó cao nhất là viêm tai giữa (5- 19 %)
Việc sử dụng kháng sinh sớm KHÔNG CÓ TÁC DỤNG DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG.
Do vậy việc Sử dụng kháng sinh ngay để bao vây, ngừa biến chứng là không có cơ sở. Nhiệm vụ của người thầy thuốc là 1/ phát hiện xem có biến chứng chưa. 2/ nếu chưa có thì hướng dẫn phụ huynh cách theo dõi nhằm phát hiện sớm biến chứng để đi tái khám kịp thời. 3/ hướng dẫn cách chăm sóc để giảm nguy cơ biến chứng.
Cảm – khi nào cần đi khám/ tái khám ?
- Bé bị cảm thường. Cho bé đi khám nếu có bất kì dấu hiệu nào sau
- Sốt dưới 39 độ nhưng quá 4 ngày hoặc sốt trên 39 độ liên tục quá 3 ngày hoặc đã hết sốt hơn 1 ngày rồi sốt lại hoặc khởi đầu không có sốt nhưng sau vài ngày ho, sổ mũi thì có xuất hiện sốt
- Bé có biểu hiện đau tai (trẻ lớn kêu đau, trẻ nhỏ quấy khóc, khó ở – đưa tay lên tai..)4
- Khò khè phát ra từ lồng ngực(60 % phụ huynh nhầm lẫn giữa khò khè và tiếng khụt khịt do trẻ nghẹt mũi)
- Thở nhanh: (chỉ đếm nhịp thở khi bé ngủ say và không sốt cao, dưới 38 độ vẫn đếm được). Gọi là thở nhanh nếu:
- trên 50 lần/ phút với trẻ từ 2 tháng- 12 tháng
- trên 40 lần/ phút với trẻ từ 1 – 5 tuổi
- trên 30 lần/ phút với trẻ trên 5 tuổi
- Rút lõm ngực
- Ho- sổ mũi kéo dài quá 10 ngày không thuyên giảm 1 chút nào.
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/829955553868633