Một số thông tin về nhiễm Zika

(4.43) - 43 đánh giá

Zika là gì?

Zika là 1 loại virus, nhiễm phải Zika có thể gây nên sốt, phát ban, đau khớp và đỏ mắt (viêm kết mạc). Virus Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi cắn, bạn cũng có thể bị nhiễm Zika nếu quan hệ tình dục với người bị nhiễm Zika – kể cả khi họ không có bất cứ triệu chứng gì .Zika có thể truyền theo các con đường khác chẳng hạn như mẹ có thai truyền cho con trong tử cung, truyền máu hay hiến tạng.

Nếu bạn bị nhiễm Zika trong thai kì, có thể sẽ có vấn đề nghiêm trọng với con của bạn. Nếu bạn không có thai hoặc không có kế hoạch có thai, thì nhiễm Zika sẽ không gây nên vấn đề nghiêm trọng hay là quá mệt mỏi cả.

ZIika được tìm thấy ở đâu?

Kể từ tháng 5 năm 2015, có 1 sự bùng phát zika đã xảy ra, virus này đã được tìm thấy tại bang Florida, Virus đã được tìm thấy ở bang Florida, cũng như các vùng lãnh thổ khác của Mỹ như Puerto Rico, quần đảo Virgin, và American Samoa. Hầu hết các trường hợp sống ở Trung và Nam Mỹ, Mexico, vùng Caribbean, và các đảo Thái Bình Dương.

Thông tin hiện hành mới nhất về dịch Zika , bao gồm các địa phương có mang muỗi truyền bệnh bạn có thể cập nhật qua 2 trang webs: www.cdc.gov và www.who.int

Các triệu chứng của nhiễm Zika là gì ?

Rất nhiều người bị nhiễm ZIKA mà không có triệu chứng gì hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Nếu có triệu chứng, chúng có thể xuất hiện sau 2 – 14 ngày kể từ ngày nhiễm phải virus. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Phát ban
  • Đau khớp, đặc biệt là ở bàn tay và chân.
  • Đỏ mắt
  • Đau đầu.
  • Zika có thể gây ra những tình trạng nặng hơn cho những đứa trẻ mà mẹ của nó bị nhiễm Zika trong thời kì mang thai nó.
  • Hội chứng Guillain Barre: Ở 1 số vùng có virus Zika , thì cũng có 1 sự gia tăng 1 chứng bệnh gọi là “Hội chứng Guillain Barre”. Đây là 1 tình trạng có thể dẫn tới yếu cơ, đôi khi nặng nề và có thể dẫn đến liệt. Hội chứng GUILLEAIN BARRE có thể được ra bởi virus Zika trong 1 số trường hợp, mặc dù hầu hết các các bệnh Zika không bị hội chứng này. 1 số người khác bị nhiễm Zika có thể có 1 số vẫn đề khác về thần kinh và não, tuy nhiên rất hiếm.

Nếu tôi đang có thai thì sao ?

Nếu bạn đang có thai mà bị nhiễm Zika , bạn có thể truyền virus cho con bạn. Nếu bạn đang có thai hoặc có kế hoạch mang thai, bạn nên tránh du lịch tới vùng đang có Zika. Nếu bạn ở vùng đó thì quan trọng hơn cả là bạn phải tránh muỗi đốt. Cũng rất quan trọng để phòng ngừa là bạn nên tránh quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ (BCS) với 1 người đang nhiễm Zika.

Zika có thể gây ra 1 số vấn đề nghiêm trọng cho phụ nữ có thai, bao gồm cả sẩy thai, đẻ non và dị tật bẩm sinh cho con. Những đứa trẻ sinh ra mà bị nhiễm Zika thì có đầu và não rất nhỏ so với bình thường, bác sĩ gọi đó là “tật đầu nhỏ”.

Những đứa trẻ đầu nhỏ có rất nhiều nguy cơ bao gồm:

  • Co giật
  • Các đề về thính giác
  • Các vấn đề về thị giác
  • Khả năng học hành
  • Kể cả sự tăng trưởng và phát triển
  • Có thể bị cứng khớp và các cơ, làm cho nó không co và duỗi như bình thường được.

Nếu bạn là 1 sản phụ, và đang du lịch tới vùng có dịch Zika, hãy goi cho bác sĩ và điều dưỡng của bạn, và cũng nhớ kể cho họ nếu bạn đã quan hệ tình dục mà không bảo vệ với 1 người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Zika. Bác sĩ của bạn có thể sẽ xét nghiệm cho bạn xem có nhiễm không, thậm chí xét nghiệm cho cả con bạn nếu nghi ngờ.

Nếu tôi muốn có con trong tương lai thì sao ?

Nếu bạn có kế hoạch có con, hãy nói với bác sĩ, họ sẽ giúp lên kế hoạch cho 1 thai kì khỏe mạnh.

Nếu bạn và bạn tình của bạn sống ở ngoài vùng có Zika, nhưng đã từng tới đó, hãy đọc những lời khuyên dưới đây để phòng ngừa sự truyền nhiễm zika qua hoạt động tình dục. Bao gồm cả hướng dẫn thời gian chờ đợi bao lâu trước khi quyết định có thai.

Tôi có thể bị nhiễm Zika thông qua quan hệ tình dục (QHTD) không?

Có! Có thể bị nhiễm Zika qua QHTD nếu bạn hoặc bạn tình đã từng tới vùng có dịch Zika. Tốt nhất là hãy dùng bao cao su cho mọi hình thức QHTD, bao gồm : QHTD qua âm đạo, hậu môn, miệng. 1 người đàn ông bị nhiễm Zika có thể truyền cho bạn tình mà không hề hay biết.

Tôi có nên tới gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng không?

Có! Nếu bạn đang sống hoặc từng tới vùng có dịch Zika được phát hiện, hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng hoặc bạn có thai.

Có xét nghiệm nào để biết bệnh Zika không?

Có! Bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm để tìm xem có nhiễm Zika không, hoặc để phân biệt với các bệnh khác.

Nếu bạn là 1 sản phụ và đã từng sống ở vùng có Zika trong giai đoạn mang thai, bạn nên làm xét nghiệm kể cả khi bạn không có triệu chứng gì.

Zika được điều trị như thế nào ?

Không có 1 điều trị đặc hiệu não cho nhiễm Zika. Nếu các triệu chứng làm bạn khó chịu, bạn nên nghỉ ngơi và uống nước nhiều. Bạn cũng có thể sử dụng acetaminophen (paracetamol) để làm dịu cơn sốt hoặc là đau.

Không sử dụng aspirin và các NSAIDs khác như ibuprofen , naproxen… trừ phi bác sĩ nói là bạn dung được. Bởi vì chúng có thể gây chảy máu ở những người có bệnh lí hao hao giống Zika , đó là bệnh sốt Dengue (bệnh sốt xuất huyết). Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ phân biệt được sốt dengue hay là zika hay là bất kì bệnh khác.

KHÔNG BAO GIỜ được dùng aspirin hoặc các thuốc khác có chứa aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi, bởi vì nó có thể gây ra 1 vấn đề cực kì nghiêm trọng gọi là hội chứng REYE.

Zika có thể phòng được không ?

CÓ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm Zika là tránh muối đốt. Tất cả những nước có Zika cần phải kiểm soát muỗi cho tốt.

Khi bạn bị nhiễm Zika rồi bạn cũng vẫn cần phải tránh muỗi đốt, vì trong tuần đầu tiên của bệnh Zika vẫn được tìm thấy ở trong máu bạn, nếu muỗi đốt bạn rồi đốt người khác sẽ lây bệnh cho người đó.

Zika cũng có thể lây truyền qua QHTD, quan trọng là phải tránh hoạt động tình dục không bảo vệ nếu bạn hoặc bạn tình đã phơi nhiễm với Zika. Phơi nhiễm ở đây có nghĩa là từng sống ở vùng có Zika hay QHTD với ai đó bị nhiễm Zika.

Những gợi ý dưới đây rất quan trọng với những người có thai hoặc bạn tình của họ – những người không sống trong vùng có Zika:

  • Với nam giới: những nam giới có phơi nhiễm với Zika thì nên sử dụng bao cao su, hoặc không QHTD ít nhất 6 tháng. 6 tháng này tính từ lúc anh ta phát ra triệu chứng (nếu anh ta nhiễm Zika và có triệu chứng), hoặc ngay sau thời điểm lần cuối có phơi nhiễm với Zika (nếu anh ta không biểu hiện triệu chứng gì).
  • Nữ giới: nên sử dụng BCS hoặc không sex ít nhất 8 tuần. 8 tuần này tính từ khi bắt đầu có triệu chứng (nếu nhiễm Zika có triệu chứng) hoặc tính từ lần cuối cùng phơi nhiễm với Zika (không có triệu chứng)
  • Cả 2 giới: người đã phơi nhiễm với Zika và bạn tình của họ là 1 sản phụ thì phải sử dụng bao cao su hoặc là không sex trong suốt thời gian còn lại của thai kì. Điều này rất quan trọng kể cả khi không có triệu chứng gì.
  • ĐỐI VỚI NHỮNG người sống trong vùng dịch Zika , tốt nhất là dùng bao cao su trong suốt đợt dịch bệnh.
    Nếu bạn nhiễm Zika hoặc từng phơi nhiễm Zika mà có ý định truyền máu, hiến mô, hiến tạng … cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tới nay chưa có vaccine ngừa Zika.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/564333193764205

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng phương tiện truyền thông quá mức

(24)
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến khích các bậc phụ huynh giúp con mình hình thành những thói quen sử dụng các ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

(25)
Tổng quan Bệnh này cũng lành tính, lớn cũng tự hết, có khi kéo dài đến 1 tuổi Nếu xuất hiện ở cùng da đầu còn gọi là “cứt trâu” Có thể gặp ở ... [xem thêm]

Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 3)

(43)
Điều trị táo bón cho trẻ cần tuân thủ các điều sau Nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng Thuốc nhuận tràng ít nhất 6 tháng liên tục Tăng giảm liều theo ... [xem thêm]

Năng khiếu của trẻ

(94)
Nét nhận thức Quan sát tốt Rất tò mò Quan tâm nhiều Trí nhớ tốt Chú ý lâu Kỹ năng lý luận xuất sắc Khả năng trừu tượng, khái niệm hoá và tổng hợp ... [xem thêm]

Hen phế quản: Cách sử dụng bình xịt định liều MDI với ống đệm

(15)
Sử dụng bình xịt định liều MDI (metered-dose inhaler) đạt hiệu quả cao nhất khi dùng chung với ống đệm, hoặc buồng chứa khí dung. Các điểm chính Nên sử ... [xem thêm]

Bạch cầu máu cao

(32)
Bạch cầu máu cao Nhiều phụ huynh làm xét nghiệm thấy bạch cầu cao, chỉ số trong tờ kết đậm hơn, tự vào mạng tìm nguyên nhân thấy có bệnh bạch cầu (ung ... [xem thêm]

Còi xương ở trẻ em – Nhận biết và cách phòng ngừa

(47)
Nguyên nhân gây bệnh còi xương là do thiếu vitamin D – thành phần quan trọng giúp tạo xương. Có thể tìm thấy vitamin D có trong các loại thức ăn, và còn được ... [xem thêm]

Vệ sinh mũi thế nào cho đúng

(18)
Dạo gần đây xuất hiện nhiều tin đồn và có cả báo giật tít dẫn lời ông nọ bà kia, rồi các facebooker thi nhau share thông tin nào là xịt mũi con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN