Cách trị mụn mủ tại nhà từ thiên nhiên tránh bị sẹo thâm

(3.51) - 21 đánh giá

Mụn mủ là một loại mụn sưng đỏ, bị viêm, mềm, bên trong chứa mủ màu vàng hoặc trắng. Chúng xuất hiện trên mặt hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Vậy có thể tự điều trị mụn mủ tại nhà không? Điều trị bằng cách nào?

Qua bài viết dưới đây, Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn mủ, cách điều trị mụn mủ bằng liệu pháp thiên nhiên cũng như biện pháp phòng ngừa mụn mủ hiệu quả.

Nguyên nhân gây mụn mủ

Ở độ tuổi dậy thì, hầu như mọi thiếu niên đều bị nổi mụn, trong đó có mụn mủ. Giống như các loại mụn khác, nguyên nhân gây mụn mủ chủ yếu là do tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiều.

Tuyến bã nhờn tiết dầu thông qua lỗ chân lông. Khi dầu bị thừa quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, kể cả tế bào chết và vi khuẩn gây mụn cũng bị mắc kẹt lại trong đó. Chúng là một loại vi khuẩn sống trên da, có tên là propionibacterium acnes. Khi lỗ chân lông bị nhiễm trùng sẽ hình thành mụn mủ.

Một nguyên nhân gây mụn mủ khác

  • Bệnh rosacea (chứng đỏ mặt) là một loại bệnh ngoài da ảnh hưởng phổ biến nhất ở giới trẻ. Triệu chứng của bệnh rosacea là bị nổi mụn mủ ở trên mũi, má và cằm. Chúng làm đỏ ửng các vùng da xung quanh, gây cảm giác châm chích, nóng da.
  • Furuncles (nhọt) là một loại áp-xe, là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Chúng có kích thước lớn hơn hậu bối và chỉ xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng nang lông. Mụn mủ phát triển từ furuncles nhiều mủ và gây đau đớn hơn mụn mủ bình thường.
  • Rối loại nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn mủ. Một số nguyên nhân gây ra tình trang tăng – giảm bất thường nội tiết tố trong cơ thể: thời kỳ hành kinh, thời kỳ mãn kinh, tăng lượng androgen (nội tiết tố kích thích tăng tiết bã nhờn).

Một số cách điều trị mụn mủ

Điều trị mụn mủ tại nhà bằng thuốc

Việc đầu tiên và tốt nhất bạn nên làm là đi khám bác sĩ da liễu. Họ sẽ hướng dẫn bạn trị mụn mủ đúng cách và phù hợp nhất. Bạn có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc không kê đơn để trị mụn mủ tại nhà. Chúng sẽ có thành phần như salicylic acid, benzoyl peroxide hoặc lưu huỳnh.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng các loại thuốc này cho bộ phận sinh dục.

Một phương pháp rất hiệu quả khác là sử dụng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, thường được sử dụng để điều trị mụn mủ. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Nếu tình trạng mụn mủ của bạn quá nặng, các bác sĩ sẽ dùng liệu pháp điều trị bằng laser để giúp bạn giải quyết dứt điểm mụn mủ. Phương pháp này cũng giúp bạn tránh tình trạng sẹo thâm sau mụn.

Điều trị mụn mủ tại nhà bằng liệu pháp thiên nhiên

1. Dầu ô liu và bắp cải trị mụn, cấp ẩm

Dầu ô liu và bắp cải là hai loại thực phẩm cực tốt dùng để cấp ẩm và trị các bệnh về da, nhất là với mụn mủ. Bạn có thể dùng hỗn hợp này để trị mụn mủ tại nhà.

Đầu tiên, bạn rửa sạch bắp cải, để ráo nước. Tiếp theo, hãy nghiền nát lá bắp cải rồi trộn với vài muỗng cà phê dầu ô liu. Sau đó, dùng hỗn hợp trên thoa đều lên mặt, giữ khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

2. Sử dụng nha đam tươi

Nha đam tươi có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm cao. Chúng được sử dụng nhiều trong điều trị mụn mủ và các bệnh về da khác.

Trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng nước ép nha đam tươi hoặc cắt nha đam thành từng lát rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn mủ, để qua đêm. Nhớ rửa sạch lại sau khi ngủ dậy vào sáng hôm sau nhé!

Bạn cũng có thể sử dụng nha đam tươi thay cho sữa rửa mặt truyền thống để ngăn ngừa mụn mủ quay lại và làm da sáng hơn.

3. Mặt nạ đất sét làm dịu da mụn

Một phương pháp hay được các bác sĩ da liễu gợi ý khi điều trị mụn mủ tại nhà là sử dụng mặt nạ đất sét tự nhiên. Chúng sẽ hấp thụ dầu thừa và vụi bẩn trên da bạn, làm giảm nguy cơ nổi mụn và nhiễm trùng da.

Mặt nạ đất sét bentonite còn có khả năng làm dịu vùng da bị sưng viêm do mụn mủ gây ra. Bột mặt nạ đất sét bentonite được bán rất nhiều trên thị trường và rất dễ sử dụng.

Bạn chỉ cần trộn bột đất sét bentonite với nước thành một hỗn hợp sệt, thoa đều lên mặt. Sau 15 – 20 phút, bạn hãy rửa sạch lại bằng nước. Sử dụng một tuần hai lần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

4. Củ hành tây trị mụn mủ, hạn chế vết thâm

Củ hành tây chứa nhiều kali, selen, quercetin, vitamin C, chất chống oxy hóa và có tính kháng viêm cao giúp điều trị mụn mủ hiệu quả.

Bạn có thể dùng nước ép hành tây tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn mủ liên tục trong vài ngày. Sau đó, bạn sẽ thấy nốt mụn mủ nhanh chóng khô đi. Selen trong hành tây còn khử các gốc tự do, giúp hạn chế để lại sẹo thâm.

5. Tinh dầu từ thiên nhiên và nước

Một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà hay tinh dầu hương thảo đều có tác dụng trị mụn mủ. Nếu da bạn hơi nhạy cảm, hãy pha loãng tinh dầu ra và bôi lên vùng da mụn. Chúng có thể làm giảm đau và giúp nốt mụn mau lành hơn.

Ngoài ra, uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để điều trị mụn mủ. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng đào thải độc tố hơn, giảm sưng viêm.

Cách ngăn ngừa mụn mủ

Cách ngăn ngừa mụn mủ đơn giản nhất là vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày và giữ cho da không bị ngạt thở bởi dầu thừa. Bạn nên rửa mặt ít nhất hai lần trong ngày bằng sữa rửa mặt dành riêng cho da của bạn.

Dù bạn thuộc loại da nào thì tốt nhất nên tránh các sản phẩm có gốc dầu nhé, vì dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm phát sinh mụn mủ.

Mụn mủ gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Mụn mủ nhỏ thường vô hại và sẽ tự khỏi. Chăm chỉ giữ sạch da và hạn chế dầu nhờn sẽ giúp bạn ngăn ngừa mụn mủ hoặc giảm mức độ trầm trọng của chúng.

Điều trị mụn mủ tại nhà bằng thuốc OTC hoặc liệu pháp thiên nhiên có thể hiệu quả và ít tốn kém. Nhưng nếu tình trạng mụn mủ xấu đi, không tự khỏi hoặc thành mãn tính, bạn nên đi khám bác sĩ và xin tư vấn phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Siêu âm thai và 7 điều nên biết trước khi thực hiện

(18)
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối ... [xem thêm]

10 dấu hiệu vô sinh có thể bạn chưa biết

(46)
Cố gắng có con đã lâu mà vẫn không thể mang thai, bạn hãy kiểm tra lại xem mình có những dấu hiệu vô sinh không. Việc nhận biết sớm sẽ giúp bạn có ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh cao huyết áp nhờ bỏ rượu bia và thuốc lá

(99)
Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết từ bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả và duy trì một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương

(98)
Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để điều trị thành công các loại ung thư, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương.Trong quá trình điều trị bệnh ... [xem thêm]

Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa

(93)
Bố mẹ nên tìm hiểu trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để loại những thực phẩm này ra khỏi danh sách khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.Bệnh chàm có thể bị kích ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

(95)
Xét nghiệm nước tiểu cũng trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là ở tuýp 1, cũng là một cách giúp đánh giá và kiểm soát bệnh. Lượng ... [xem thêm]

Trẻ em có thể mắc những bệnh tâm lí thần kinh nào?

(81)
Cũng như người lớn, trẻ em cũng có thể mắc những rối loạn tâm lí – thần kinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của chúng. ... [xem thêm]

Đối phó với áp lực đồng lứa

(24)
“Thôi nào! Tụi mình cúp môn toán đi. Ai mà muốn giải mấy bài toán đố đó chứ? Chúng ta sẽ đi chơi và ăn trưa thay vào đó. Đi nào!” Lời rủ rê từ đứa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN