Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương

(3.59) - 98 đánh giá

Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để điều trị thành công các loại ung thư, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương.

Trong quá trình điều trị bệnh đa u tủy xương, bạn có thể sẽ cảm thấy chán ăn bởi nhiều nguyên nhân như stress hay tác dụng phụ của thuốc. Điều này sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, dẫn đến liệu pháp điều trị có khả năng không hiệu quả như mong muốn. Do đó, hãy cùng Chúng tôi tìm ra giải pháp cho vấn đề này nhé.

Bệnh đa u tủy xương và dinh dưỡng

Đa u tủy xương là một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào plasma (tương bào), một phần của hệ thống miễn dịch. Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có hơn 30.000 người ở quốc gia này được chẩn đoán mắc bệnh đa u tủy xương vào năm 2018.

Nếu bạn mắc bệnh đa u tủy xương, những tác dụng phụ từ biện pháp hóa trị hoặc xạ trị có thể khiến bạn mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến bỏ bữa thường xuyên. Sự choáng ngợp, chán nản hoặc sợ hãi về tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến bạn khó bổ sung năng lượng.

Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa thành công trong việc điều trị ung thư. Đa u tủy xương có thể khiến bạn bị suy thận, giảm khả năng miễn dịch và thiếu máu. Một số gợi ý đơn giản dành cho thực đơn hàng ngày sau đây có thể kích thích sự thèm ăn, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại ung thư cũng như tác dụng phụ của liệu pháp điều trị.

Bổ sung sắt

Thiếu máu, hay tình trạng số lượng hồng cầu giảm vượt mức quy định, là một biến chứng phổ biến ở những người bị đa u tủy xương. Khi các tế bào plasma đột biến trong máu tăng lên, tế bào hồng cầu sẽ bị hạn chế về số lượng do không còn đủ không gian. Mặt khác, về cơ bản, các tế bào ung thư tập trung và tiêu diệt những tế bào khỏe mạnh.

Tình trạng suy giảm hồng cầu có thể gây ra một loạt các vấn đề, bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Suy nhược
  • Toàn thân lạnh toát

Hàm lượng sắt thấp trong cơ thể cũng có khả năng gây thiếu máu. Nếu bạn bị thiếu máu do đa u tủy xương, bác sĩ có thể đề nghị bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt. Tăng hàm lượng sắt giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi. Bên cạnh đó, sắt còn hỗ trợ quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Bạn có thể bổ sung các nguồn thực phẩm giàu chất sắt sau:

  • Các loại thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò
  • Nho khô
  • Ớt chuông
  • Cải xoăn
  • Cải mầm Brussel, hay còn gọi là bắp cải tí hon
  • Khoai lang
  • Bông cải xanh
  • Trái cây nhiệt đới, ví dụ như xoài, đu đủ, dứa và ổi

Bí quyết lên thực đơn tốt cho thận

Suy thận là một biến chứng khác của bệnh đa u tủy xương. Tình trạng ung thư lấn át các tế bào máu khỏe mạnh có nguy cơ gây gãy xương. Một lượng canxi từ đoạn xương gãy sẽ được giải phóng trực tiếp vào máu. Hơn nữa, tế bào plasma ung thư còn có tính năng tạo ra một loại protein đột biến vận chuyển khắp cơ thể bằng đường huyết mạch.

Như vậy, thận sẽ phải nhận thêm nhiệm vụ ngoài ý muốn là xử lý những protein ung thư và canxi dư trong cơ thể. Công việc quá tải sẽ làm tổn thương cơ quan bài tiết này.

Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống để bảo vệ thận. Giảm bớt lượng muối, rượu với hàm lượng protein trong món ăn cũng là một cách để giảm khối lượng công việc cho thận.

Lượng nước uống hàng ngày có thể bị hạn chế trong trường hợp thương tổn của thận quá nghiêm trọng. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu canxi khi hàm lượng canxi trong cơ thể tăng cao do xương bị phá hủy bởi đa u tủy xương. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn cần liên hệ với bác sĩ nhờ tư vấn trước khi thay đổi thực đơn hàng ngày.

Đề phòng nguy cơ nhiễm trùng bằng vệ sinh dinh dưỡng

Trong thời gian điều trị bệnh đa u tủy xương, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ tăng khác thường so với lúc trước. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị tổn thương bởi các liệu pháp như hóa trị hoặc xạ trị. Rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh có thể giúp bạn không bị cảm lạnh hay nhiễm các loại virus khác.

Thêm vào đó, bạn cũng cần hạn chế ăn thực phẩm sống, ví dụ như sushi hay trứng sống đều có khả năng mang vi khuẩn gây bệnh.

Khi khả năng miễn dịch của bạn bị suy giảm, trái cây và rau củ tươi cũng có nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, ăn chín uống sôi được xem là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe bản thân trong khoảng thời gian này.

Bổ sung chất xơ

Một số loại thuốc dùng trong hóa trị có thể gây táo bón. Phương pháp phổ biến để đối phó với vấn đề này là bổ sung chất xơ cũng như uống nhiều nước. Một số thực phẩm có nhiều chất xơ như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch và gạo nâu
  • Trái cây sấy như nho khô, quả sung, quả mơ, mận khô
  • Táo, lê và cam
  • Quả mọng
  • Các loại hạt và đậu
  • Bông cải xanh, cà rốt và atisô

Bột nghệ

Một nghiên cứu cho thấy curcumin, một hợp chất có trong tinh bột nghệ, có thể làm giảm nguy cơ kháng thuốc đối với một số loại thuốc dùng trong hóa trị. Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ thành công của liệu pháp hóa trị.

Nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy hoạt chất curcumin có thể làm chậm sự phát triển của bệnh đa u tủy xương.

Tác dụng phụ của hóa trị có thể khiến nhiều người bị buồn nôn và nôn mửa. Món ăn có vị nhạt sẽ giúp bao tử tiêu hóa dễ dàng hơn. Một số loại mù tạt và một số loại phô mai cũng chứa nghệ.

Tổng kết

Bệnh đa u tủy xương là một thử thách lớn đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với loại ung thư này. Cơ thể luôn cần dinh dưỡng để tiếp tục tồn tại, dù cho bạn có gặp phải các biến chứng như thiếu máu hay suy thận.

Hãy hạn chế dùng thức ăn sống và đồ ngọt. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày bằng những loại rau củ quả tươi ngon, thịt đỏ và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh các phương pháp điều trị, vitamin cùng khoáng chất cũng có thể giúp bạn phục hồi sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 bí quyết duy trì chuyện gối chăn ngay cả khi bạn bị đau lưng

(79)
Khi bị đau lưng, những hạn chế mặt thể chất cũng như căng thẳng trong tâm lý khiến bạn khó mặn mà với chuyện gối chăn. Thế nhưng, bạn vẫn cần tìm cách ... [xem thêm]

20 sự thật về cơ thể con người mà bạn không biết

(53)
Con người là những sinh vật vô cùng đặc biệt. Có những sự thật về cơ thể con người mà bạn có thể ngạc nhiên khi biết. Hàng trăm năm qua, cơ thể con ... [xem thêm]

4 loại gây mê, gây tê phổ biến nhất bạn cần biết

(10)
Có rất nhiều ca phẫu thuật yêu cầu thực hiện gây mê hoặc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành. Tuy nhiên tùy theo từng loại phẫu ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm bạn chớ nên dùng lò vi sóng

(82)
Lò vi sóng rất tiện lợi và cũng dễ sử dụng nên nhiều người thường mua nhiều thực phẩm về để bảo quản trong tủ lạnh và dùng cho cả tuần. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

10 cách hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau sinh mổ

(33)
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định bạn phải sinh mổ. Vì thế, việc hiểu biết về cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ dần khá quan ... [xem thêm]

Khoa học về giấc ngủ: Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn

(58)
Chiếm tới 1/3 đời người, ngủ luôn là một trong những hoạt động quan trọng giúp giải tỏa căng thẳng và hồi phục năng lượng sau mỗi ngày làm việc. Tuy ... [xem thêm]

Mặt nạ dưỡng tóc bằng nguyên liệu nào an toàn, hiệu quả mà dễ làm?

(82)
Làm mặt nạ dưỡng tóc bằng thành phần tự nhiên đang là xu hướng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn nên chọn nguyên liệu gì vừa an toàn cho tóc, da đầu ... [xem thêm]

3 nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ khi mang thai

(100)
Theo thống kê, tỉ lệ các bà mẹ bị đột quỵ trong khi mang thai và sau khi sinh đã tăng lên đáng báo động. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện so sánh số ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN