Kiểm soát bệnh cao huyết áp nhờ bỏ rượu bia và thuốc lá

(3.78) - 99 đánh giá

Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết từ bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cao huyết áp. Thế nhưng, bạn có biết những loại vitamin và khoáng chất nào cần được hấp thụ nhiều để duy trì huyết áp ở mức ổn định hay không? Sau đây là một số loại vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp.

Kali

Kali đóng vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ các chức năng thông thường của cơ, bao gồm cả việc thư giãn các mô mạch máu, giúp giảm huyết áp và tránh chuột rút. Kali giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định bằng cách làm giảm tác dụng của natri. Ngoài ra, hàm lượng kali ở mức bình thường cũng giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng nhịp tim bất thường bằng cách duy trì các tín hiệu điện trong tim và hệ thần kinh trung ương.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hàm lượng kali cần thiết cho cả nam và nữ là 4.700 mg/ngày. Các thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm khoai tây, mận, mơ, nấm, đậu Hà Lan, cam, cá ngừ, rau bó xôi, cà chua, nho khô, sữa không béo và sữa chua.

Magiê

Magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cao huyết áp. Mức magiê ổn định trong cơ thể sẽ giúp các mạch máu thư giãn, giảm áp lực máu và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, magiê dễ bị mất đi do được thải ra ngoài bằng nước tiểu.

Magiê được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc và đậu. Lượng magiê cần thiết đối với nam giới từ 50 tuổi trở lên là 420 mg/ngày, còn đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở lên 320 mg/ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều magiê thì sẽ rất dễ bị tiêu chảy.

Canxi

Canxi giúp các thành mạch máu thắt chặt và thư giãn khi cần thiết, giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp. Canxi được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, phô mai, cải xoăn, rau bó xôi và các loại cá như cá hồi, cá mòi…

Lượng canxi cần thiết đối với nam giới từ 51 tuổi trở lên là từ 1.000–1.200 mg, còn đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên là 1.200 mg/ngày.

Vitamin E

Vitamin E là một loại vitamin tan được trong chất béo. Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc, thịt, trứng, hoa quả, gia cầm, rau, dầu thực vật và các chất bổ sung. Cơ thể thường lưu trữ nhiều vitamin E, vì vậy tình trạng thiếu hụt vitamin E rất hiếm khi xảy ra.

Vitamin E ảnh hưởng đến quá trình sản xuất oxit nitric, một chất làm giãn các mạch máu, giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Do đó, loại vitamin này thường được dùng trong điều trị chứng cao huyết áp.

Vitamin E cũng giúp ngăn ngừa chứng cơn nhồi máu cơ tim, đau ngực, bệnh Alzheimer, rối loạn về máu, các vấn đề về da hoặc bệnh Parkinson.

Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin có khả năng tan trong nước. Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra vitamin C, do đó bạn chỉ có thể hấp thu vitamin C từ các loại thực phẩm như trái cây, rau tươi và các chất bổ sung. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C hơn là bổ sung chúng qua các thực phẩm chức năng.

Vitamin C có khả năng điều trị hoặc ngăn ngừa một số tình trạng bệnh như nhiễm trùng, trầm cảm, bệnh Alzheimer, mệt mỏi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cholesterol cao và đặc biệt là bệnh cao huyết áp.

Vitamin C cũng góp phần làm giảm chứng stress oxy hóa, thúc đẩy quá trình tạo oxit nitric, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Vitamin D

Vitamin D có thể tan được trong chất béo. Bạn có thể tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin D như các loại cá nhiều chất béo (cá thu, cá ngừ); các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, phô mai), nước trái cây và ngũ cốc có dán nhãn “bổ sung vitamin D”. Tuy nhiên, nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời.

Vitamin D dùng để hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh về mạch máu, rối loạn tim mạch như huyết áp cao, cholesterol cao cũng như các bệnh nhân béo phì, tiểu đường, suy thận, yếu cơ, các bệnh về răng miệng và nướu.

Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa các khoáng chất và vitamin như kali, magiê, vitamin D, E và C… để duy trì mức huyết áp ổn định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 thực phẩm bổ sung protein cho người sau điều trị ung thư

(100)
Protein đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, vấn đề protein cho người sau điều trị ung thư luôn được nhiều người quan tâm. Bên ... [xem thêm]

Dạy con tính lạc quan để trẻ phát triển toàn diện về sau

(19)
Nhiều bố mẹ thường so sánh con với bạn bè hay anh chị em và nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả giúp con tiến bộ hơn nhưng thật ra không phải vậy.Đôi ... [xem thêm]

8 điều cần biết về bệnh thủy đậu

(75)
Dù không còn phổ biến như trước đây nhưng bệnh thủy đậu (trái rạ) vẫn xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Sau đây là ... [xem thêm]

Bật mí: Con người cũng có pheromone, “mùi hương hấp dẫn bạn tình”

(37)
Pheromone hay còn được hiểu đơn giản là mùi hương hấp dẫn bạn tình mà chúng ta thường nghe đến khi nói về các con vật. Chất này không chỉ có ở động ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ cần biết về vitamin D

(77)
Tìm hiểu chungTác dụng của vitamin D là gì?Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:Điều trị hạ phosphate ... [xem thêm]

Làm thế nào khi trẻ nói dối hoặc trộm cắp?

(16)
Con nói dối và ăn cắp là những vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, khi trẻ nói dối và ăn cắp, bạn không nên quá tức giận mà hãy bình tĩnh ... [xem thêm]

Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4

(12)
Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4 là gì? Chúng tôi sẽ mách bạn những dấu hiệu sau. Trước hết, mời bạn tìm hiểu về các giai đoạn ung thư vú.Bốn giai ... [xem thêm]

Giảm sắc tố da và những điều bạn nên biết

(98)
Trái ngược với làn da của người da trắng, làn da của người châu Á có khuynh hướng đổ nhiều dầu hơn và có nhiều sắc tố melanin hơn, có thể là do ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN