Đối phó với áp lực đồng lứa

(4.36) - 24 đánh giá

“Thôi nào! Tụi mình cúp môn toán đi. Ai mà muốn giải mấy bài toán đố đó chứ? Chúng ta sẽ đi chơi và ăn trưa thay vào đó. Đi nào!” Lời rủ rê từ đứa bạn “đỉnh” nhất trong lớp. Khi đó bạn có làm những gì mình cho là đúng, là đến lớp, làm toán cũng như những chuyện khác? Hay bạn đầu hàng và đi theo lũ bạn?

Khi lớn lên, bạn sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn. Một số không có một câu trả lời rõ ràng đúng hay sai-như bạn nên chơi bóng đá hoặc khúc côn cầu? Những quyết định khác lại liên quan đến khía cạnh đạo đức, như việc cúp học, hút thuốc lá hoặc nói dối cha mẹ.

Đưa ra quyết định của riêng bạn đã là việc khó khăn, nhưng càng khó hơn nữa khi những người khác can dự vào và gây áp lực lên bạn. Những người ở độ tuổi của bạn, như các bạn cùng lớp, được gọi là đồng trang lứa. Khi họ cố gắng ảnh hưởng đến cách bạn hành động, để khiến bạn làm điều gì đó, nó gọi là áp lực đồng lứa. Nó là điều mà tất cả mọi người đều trải qua — ngay cả người lớn. Chúng ta hãy nói làm thế nào để xử lý nó.

Xác định áp lực đồng lứa

Những bạn đồng lứa ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, ngay cả khi bạn không nhận ra, chỉ bằng cách dành thời gian với bạn. Bạn học hỏi từ họ, và họ học hỏi từ bạn. Lắng nghe và học hỏi từ những người khác trong nhóm tuổi vốn là bản chất tự nhiên của con người.

Bạn đồng lứa có thể có ảnh hưởng tích cực lẫn nhau. Những học sinh khác trong lớp khoa học có thể dạy bạn cách dễ nhớ tên các hành tinh trong hệ mặt trời, hoặc ai đó trong đội bóng dạy cho bạn làm thế nào để bắt bóng. Bạn có thể ngưỡng mộ một người luôn chơi thể thao tốt và cố gắng để giống như họ. Đôi khi những người khác quan tâm đến cuốn sách yêu thích của bạn, và bây giờ tất cả mọi người đều đang đọc nó. Đây là những ví dụ về cách bạn đồng lứa ảnh hưởng tích cực đến nhau mỗi ngày.

Đôi khi bạn đồng lứa lại ảnh hưởng lẫn nhau theo cách tiêu cực. Ví dụ, một vài đứa bạn trong trường học có thể cố gắng thuyết phục bạn nghỉ học với chúng, đồng đội trong đội bóng lại thuyết phục bạn chơi xấu với một cầu thủ khác và không bao giờ chuyền bóng cho cô/cậu ấy, hoặc một đứa trẻ trong khu phố có thể muốn bạn ăn cắp vặt với anh ta.

Tại sao con người bị đánh bại bởi áp lực đồng lứa?

Một số trẻ em bị đánh bại bởi áp lực đồng lứa vì chúng muốn được yêu thích, để hòa hợp, hoặc vì lo lắng rằng những đứa trẻ khác sẽ đem chúng ra làm trò hề nếu không tham gia vào nhóm. Những người khác tham gia bởi vì họ đang tò mò muốn thử những thứ mà người trong nhóm đang làm. Ý tưởng rằng “tất cả mọi người đều làm vậy” có thể tác động khiến bọn trẻ từ bỏ những quyết định đúng đắn, hoặc những suy nghĩ lệ thường lại đằng sau.

Thoát khỏi áp lực đồng lứa

Việc là người duy nhất dám nói “không” trước sức ép của hội bạn đồng lứa thực sự rất khó khăn. Chú ý đến niềm tin cũng như cảm xúc của chính bản thân sẽ giúp bạn xác định rõ điều gì là đúng và nên làm. Sức mạnh nội tại và niềm tin vào bản thân sẽ giúp bạn đứng vững, bỏ đi và phản kháng lại khi bị bắt làm những chuyện không hay.

Nếu có ít nhất một người đồng lứa cũng sẵn sàng nói “không” giống bạn thì sẽ giúp ích rất nhiều. Việc chống lại áp lực đồng lứa tốn rất nhiều sức lực và nếu có một người bạn thì sự việc sẽ dễ hơn nhiều. Thật là tuyệt vời khi có những người bạn có những phẩm chất tương tự như bạn, người mà sẽ ở bên khi bạn không muốn làm điều gì đó.

Có thể bạn đã từng được khuyên “chọn bạn mà chơi”. Áp lực đồng lứa là một lý do lớn giải thích tại sao họ nói điều này. Nếu bạn chọn người bạn không sử dụng ma túy, trốn học, hút thuốc lá, hoặc nói dối với cha mẹ, thì bạn có lẽ sẽ không làm những việc này ngay cả khi những đứa trẻ khác làm. Hãy cố giúp một người trong vấn đề chống lại áp lực đồng lứa. Một đứa trẻ có thể giúp ích rất nhiều chỉ bằng cách nói “Tui cùng phe với bạn. Đi thôi.”

Ngay cả khi bạn đang phải đối mặt với áp lực đồng lứa chỉ có một mình, vẫn còn có những điều bạn có thể làm. Bạn có thể chỉ đơn giản là tránh xa lũ bạn đang tạo áp lực khiến bạn làm công việc sai trái. Cũng có thể nói rằng “không” và bỏ đi. Tốt hơn, tìm bạn bè và bạn học cùng lớp khác để chơi chung với họ.

Nếu bạn tiếp tục phải đối mặt với áp lực đồng lứa và bạn cảm thấy khó xử lý, hãy nói chuyện với ai đó bạn tin tưởng. Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn mắc phải một/hai sai lầm. Nói chuyện với phụ huynh, giáo viên hoặc cố vấn ở trường có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giúp chuẩn bị cho thời gian tiếp theo bạn phải đối mặt với áp lực đồng lứa.

Áp lực đồng lứa mạnh mẽ, tích cực

Áp lực đồng lứa không phải luôn luôn là một điều xấu. Ví dụ: áp lực đồng lứa tích cực có thể được sử dụng để tạo áp lực lên những trẻ thích bắt nạt để chúng không làm vậy với những trẻ khác nữa. Nếu bọn trẻ tụ tập với nhau, chúng có thể tạo áp lực lẫn nhau để làm những điều đúng.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/emotional-well-being/dealing-with-peer-pressure.html

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Trần Ý Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trước khi quan hệ nên uống gì để kéo dài cuộc yêu?

(100)
Bên cạnh kinh nghiệm giường chiếu, bạn cũng cần tìm hiểu trước khi quan hệ nên uống gì để cuộc yêu thăng hoa hơn. Nếu muốn kéo dài những phút giây nóng ... [xem thêm]

Sự thật về việc lên đỉnh nhiều lần ở nam giới

(51)
Mất bao lâu để nam giới hồi phục sau cơn cực khoái và có thể “yêu thêm lần nữa” là câu hỏi khiến phái mạnh luôn trăn trở. Khoảng thời gian quá ngắn ... [xem thêm]

10 điểm khoái cảm trên cơ thể nàng mà chàng nên biết

(66)
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã đưa ra danh sách những điểm nhạy cảm, dễ tạo khoái cảm trên cơ thể con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu muốn ... [xem thêm]

Quan hệ đồng giới nữ: Hiểu đúng để bạn bảo vệ sức khỏe

(41)
Nếu bạn không hiểu rõ về quan hệ đồng giới nữ thì bạn sẽ có rủi ro cao bị lạm dụng tình dục hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bạn hãy ... [xem thêm]

Hướng dẫn: Cách quan hệ lâu ra để cuộc yêu thăng hoa

(93)
Khả năng giữ vững phong độ trên giường lâu dài không những giúp các quý ông tự tin hơn mà còn giúp tình cảm vợ chồng trở nên mặn nồng. Tuy nhiên, sau một ... [xem thêm]

Cách nhận biết đàn ông lâu ngày không quan hệ để biết cách giữ chồng

(60)
Nếu biết cách nhận biết đàn ông lâu ngày không quan hệ, bạn không những cảm thấy an tâm hơn mà còn có thể hâm nóng lại chuyện ấy kịp thời. Chồng ngoại ... [xem thêm]

Sử dụng bao cao su đúng cách: Chọn bao, cách đeo, xử lý khi rách

(71)
Bao cao su là một biện pháp phòng tránh thai hiệu quả, đơn giản, tiện lợi mà lại ít tốn kém. Nhưng bạn có chắc mình biết cách sử dụng bao cao su thật đúng ... [xem thêm]

Quan hệ dưới nước có an toàn không?

(48)
Quan hệ dưới nước là một trải nghiệm hết sức thú vị của nhiều cặp đôi. Nhưng đáng tiếc, tuy đem lại những cảm giác thăng hoa, nó có thể để lại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN