Trong những tháng đầu, bạn có thể thay tã cho bé thường xuyên mỗi giờ đồng hồ. Dù công việc này khiến bạn chán ngấy, nhưng thay tã thường xuyên (ít nhất trước hoặc sau mỗi lần cho bú vào ban ngày và bất cứ khi nào bé đi tiêu) là cách tốt nhất để tránh kích ứng và hăm tã ở vùng nhạy cảm dưới mông.
Nếu dùng tã vải, bạn sẽ dễ dàng nhận biết khi nào cẩn phải thay vì bạn có thể cảm thấy sự ẩm ướt ở lớp tã. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng tã thay một lần, bạn sẽ có thể phải nhìn gần hơn (và có khi phải nín thở) để đánh giá tình trạng ẩm ướt của miếng tã bé đang mang. Vì khi thấm, tã có xu hướng hút nước cho đến khi thật sự bão hòa. Bạn không cần phải đánh thức bé dậy để thay tã, và trừ khi tã bé rất ướt và khó chịu hoặc bé đã đi tiêu. Nếu không, bạn không cần phải thay tã mỗi lần bé bú ban đêm; các cử động và ánh sáng có thể khiến bé gặp khó khăn khi ngủ trở lại.
Để đảm bảo thay tã đúng cách, hãy làm theo các bước sau.
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi bạn bắt đầu thay tã, hãy chắc chắn tất cả mọi thứ bạn cần đang ở trên tay, hoặc trên bàn thay tã. Bạn sẽ cần tất cả hoặc vài thứ sau:
- Tã sạch.
- Bông và nước ấm cho trẻ dưới một tháng (hoặc những bé bị hăm tã) và một chiếc khăn nhỏ hoặc khăn lau khô.
- Bộ đồ mới cho bé nếu tã đã bị rò rỉ, khăn tã sạch hoặc quần không thấm nước nếu bạn đang sử dụng tã vải.
- Thuốc mỡ hoặc kem, nếu cần thiết, để tránh hăm tã; nước thơm và phấn là không cần thiết. Hãy cẩn thận với các loại kem tã vì nếu bị dính trên đầu tã dùng một lần, nó có thể cản trở sự dính kết.
Bước 2: Hãy rửa tay thật sạch
Rửa sạch và lau khô tay của bạn trước khi bạn bắt đầu nếu có thể. Nếu không bạn có thể dùng khăn lau sơ qua một lần.
Bước 3: Vui chơi với bé
Bạn có thể thủ thỉ, làm mặt cười, hát… để bé phân tâm khi thay tã. Bạn cũng có thể mở chuông điện thoại reo trên bàn thay tã, một hoặc hai món đồ chơi nhồi bông trong tầm nhìn bé, một hộp nhạc, món đồ chơi điện tử, hoặc bất cứ đồ chơi khiến bé thích thú đủ lâu để bạn có thể thay tã. Không sử dụng các món như hộp đựng phấn hoặc kem dưỡng da, vì những em bé lớn có thể chộp lấy và cho vào miệng.
Bước 4: Trải tã lót
Trải một tã vải bảo vệ hoặc một miếng vải. Bất cứ nơi nào bạn thực hiện thay tã, hãy cẩn thận luôn giám sát bé, không một lúc nào rời mắt. Thậm chí nên buộc đai vào bàn thay tã, để bé không di chuyển ra khỏi tầm với của bạn.
Bước 5: Cởi tã và làm sạch bé
Cởi tã, nhưng không tuột ra ngay. Đầu tiên xem xét hiện trạng tã. Nếu bé đi tiêu, sử dụng tã để lau sạch vết dơ, giữ tã ra xa dương vật nếu là bé trai. Bây giờ gấp tã xuống dưới bé với mặt sạch hoạt động như một bề mặt bảo vệ, và lau phía trước thật sạch với nước ấm hoặc tã lau, bảo đảm tất cả vào nếp; sau đó nhấc cả hai chân, lau sạch mông, và trượt tã bẩn ra và để tã mới vào trước khi thả hai chân bé. Vỗ nhẹ bé cho khô nước nếu bạn sử dụng nước. Hãy chắc chắn rằng mông của bé hoàn toàn khô trước khi mặc tã hoặc thoa thuốc mỡ hoặc các loại kem khác cho bé.
Bước 6: Gấp tã
Nếu bạn đang sử dụng tã vải, tã phải được gấp sẵn và sẵn sàng để sử dụng. Vải dư ra nên đặt ở phía trước dành cho bé trai và phía sau cho con gái. Để tránh dính vào bé khi sử dụng ghim tã, giữ ngón tay của bạn dưới lớp tã khi bạn chèn ghim. Làm dính các ghim vào thỏi xà phòng khi bạn đang thay tã sẽ làm chúng trơn tru hơn khi gắn vào vải. Khi ghim tã đã mòn, hãy loại bỏ chúng. Tã và quần bảo vệ phải vừa khít để giảm thiểu rò rỉ, tuy nhiên đừng chọn loại quá khít vì chúng có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé. Vết lằn sẽ cảnh báo bạn rằng tã quá chặt. Nếu gốc rốn vẫn còn dính, gấp tã xuống để lộ vùng này với không khí và giữ cho vùng rốn luôn khô thoáng.
Bước 7: Vứt tã bẩn đi
Vứt tã đã dùng đúng cách. Hãy gấp tã dùng một lần lại, đóng chặt, và cho vào thùng rác. Đối với tã dùng nhiều lần, bạn nên cất chúng trong một xô tã đậy kín cho đến khi bạn đem đi giặt. Nếu đang ở xa nhà, bạn có thể để tã trong một túi nhựa đợi đến khi về nhà.
Bước 8: Làm sạch chỗ thay tã cho bé
Thay quần áo hoặc tấm trải giường bé nếu cần thiết.
Bước 9: Rửa tay thật sạch
Rửa tay bằng xà phòng và nước nếu có thể, hoặc nếu không bạn cũng có thể làm sạch tay bằng khăn lau.
Tùy mỗi bé và loại tã sử dụng mà có thể có các cách thay tã khác nhau. Hãy luôn thực hiện đúng cách để phòng ngừa nguy cơ hăm tã ở trẻ nhỏ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác.
Bạn cơ thể quan tâm:
Năm đầu đời của bé