Cột mốc đánh dấu khả năng giao tiếp của trẻ từ 1 đến 4 tuổi

(3.66) - 66 đánh giá

Trong cuộc sống, bé cần giao tiếp với nhiều người xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển khả năng giao tiếp của bé từ 1 – 4 tuổi để giúp bé phát triển tốt hơn.

Là bố mẹ, bạn rất mong mình có thể giao tiếp với con dễ dàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn bé chưa biết nói, việc giao tiếp này trở nên khá khó khăn. Vì vậy, sự hỗ trợ của bố mẹ để bé có thể giao tiếp tốt luôn cần thiết. Không chỉ giao tiếp với bố mẹ, bé còn giao tiếp với những người xung quanh, bạn bè. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về khả năng giao tiếp của bé trong giai đoạn từ 1 – 4 tuổi như thế nào nhé. Từ đó, bạn sẽ có những biện pháp hỗ trợ hợp lý.

Khi con 1 tuổi

Ở lứa tuổi này, bạn sẽ nhận thấy rằng bé có thể:

1. Phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản

Những trẻ 1 tuổi chủ yếu chỉ ngón tay để giao tiếp khi thấy sự xuất hiện của người lạ hoặc đồ vật mới.

2. Nhận ra những gương mặt thân quen

Khi nhìn thấy ông bà, người giữ trẻ và những người quen thuộc khác, con sẽ chào đón họ với một nụ cười hoặc khóc, tùy thuộc vào tâm trạng của bé. Nếu trẻ không chú ý đến bất cứ ai xung quanh mình, đó có thể là một dấu hiệu đáng báo động. Bố mẹ thường mong muốn bé nhận biết được mọi người xung quanh thậm chí là khóc lên khi có người lạ đến gần.

3. Tương tác với người lớn

Nếu thiên thần nhỏ có thể cầm được đồ chơi, điều này cho thấy bé đã sẵn sàng và có khả năng giao tiếp với người khác. Lúc này, bạn có thể dạy bé một số điều dễ dàng như chỉ mắt, chỉ đầu, vỗ tay, mi gió, vẫy tay chào tạm biệt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mong đợi quá nhiều rằng bé sẽ đáp ứng hết những yêu cầu của bạn. Có lúc bé sẽ làm rất tốt theo yêu cầu của bạn nhưng cũng có lúc bé chẳng làm gì.

Khi con 2 tuổi

Khoảng tuổi này, con yêu có thể giao lưu với những người xung quanh nhiều hơn nhưng vẫn thích chơi với mẹ và bố. Bé cũng có khả năng:

1. Bắt đầu giao tiếp

Trẻ thường chơi song song, tức là bé sẽ chơi bên cạnh nhau thay vì cùng chơi đùa. Con cũng không có nhiều tương tác ở giai đoạn này nhưng điều quan trọng là vẫn nên cho bé thời gian giao tiếp với trẻ cùng độ tuổi.

2. Bảo vệ lãnh thổ

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tranh giành đồ chơi và tuyên bố: ”Của con“. Dĩ nhiên, muốn con chia sẻ, bạn sẽ gặp khó khăn vì trẻ 2 tuổi không thể hiểu được suy nghĩ của bạn bè cùng trang lứa. Hành vi giao tiếp của con phản ánh suy nghĩ tự chủ và cách hành xử xuất phát từ những ham muốn. Hãy trở thành hình mẫu cho bé bằng cách chia sẻ với mọi người để con có thể học được điều tốt đẹp này.

3. Mở rộng mối quan hệ với người khác

Thể hiện sự quan tâm đến người khác là một phần quan trọng của việc giao tiếp. Trẻ sẽ bắt đầu tìm kiếm các tương tác vượt ra ngoài những người thân quen như chơi đùa cùng ông bà hoặc vẫy chào người lớn. Thiên thần nhỏ đang học cách hòa nhập với xã hội rộng lớn này.

Dù một số trẻ không thân thiện như bạn của chúng nhưng bạn không vội nghĩ rằng con nhút nhát. Đó là bình thường khi con cần một thời gian để tương tác với người không biết hoặc không nhìn thấy thường xuyên. Hãy cho bé thời gian để thích ứng với những tình huống mới và đi theo hướng suy nghĩ của con.

Khi con 3 tuổi

Con yêu đã có thể sớm bắt đầu đi học mẫu giáo, nơi mà trẻ sẽ có những người bạn mới để cùng vui đùa. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy rằng bé có khả năng:

1. Tìm kiếm

Bé sẽ bắt đầu kết hợp những hoạt đông như chạy và tìm kiếm người khác. Điều quan trọng ở giai đoạn con 3 tuổi là bạn hãy cho con có cơ hội chơi với bạn bè. Ngoài ra, trẻ sẽ cần được giúp đỡ trong việc xử lý, phản ứng lại các tình huống giao tiếp. Dù bé có thể hiểu một số quy tắc về an toàn nhưng bạn cũng nên thường xuyên nhẹ nhàng nhắc nhở con.

2. Thể hiện cảm xúc

Con yêu sẽ học nhiều điều từ bố mẹ. Vì vậy, hãy chỉ ra những cảm giác khác nhau (vui, buồn, sợ hãi) khi xem tivi hoặc đọc sách. Điều này sẽ giúp bé nhận thức rõ hơn về những cảm xúc của mình cũng như của người khác. Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu thể hiện sự đồng cảm bằng cách ôm và hôn khi cần thiết.

Khi con 4 tuổi

Thông thường khi con 4 tuổi, bạn sẽ gửi bé đến nhà trẻ và từ đây, cơ hội được làm quen với bạn mới cũng dần mở rộng kèm theo những khả năng như:

1. Thể hiện sự quan tâm đến việc trở thành thành viên của một nhóm

Trẻ sẽ thích chơi với những bạn cùng sở thích với mình và tương tác với bạn bè nhiều hơn. Các chuyên gia nói rằng đây là thời điểm tốt để đăng ký cho con tham gia một câu lạc bộ thể thao nào đó. Bạn có thể chọn những hoạt động không quá nhiều quy tắc. Nếu không, bé sẽ nhanh chóng mất đi hứng thú và chẳng muốn chơi môn thể thao đó lần nữa.

2. Chia sẻ và hợp tác nhiều hơn với mọi người

Dù trẻ vẫn có thể tranh giành với nhau đồ chơi nhưng bé có thể hiểu được phần nào khái niệm về sự sẻ chia hay nhẫn nại đợi đến lượt. Trong tiềm thức, con đã biết nghĩ đến cảm nhận của người bên cạnh, từ đó hình thành kỹ năng đàm phán, giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói, kiểm soát cảm xúc và can thiệp vào hành động của trẻ khác.

3. Thích những cử chỉ yêu thương

Bây giờ, thiên thần nhỏ đang bắt đầu thể hiện tình yêu thương với gia đình và bạn bè bằng những cái ôm hôn, đặc biệt là khi trẻ thấy họ gặp khó khăn, buồn bã. Trẻ ở độ tuổi này có thể thể hiện đa dạng các hành vi tương tác như chia sẻ và bày tỏ sự thông cảm.

4. Độc lập

Có nhiều bố mẹ mong muốn xây dựng tính cách độc lập cho con nhưng đôi lúc lại đi sai phương hướng và dẫn đến các kết quả ngược lại. Ví dụ, bố mẹ luôn hối thúc bé phải biết tự mặc quần áo hoặc xếp đồ chơi đúng chỗ. Tuy nhiên, để bé được thoải mái và tự tin với bản thân mình là một phần quan trọng trong việc phát triển tính cách độc lập, đặc biệt khi bé lớn hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn hạt điều vừa vui miệng vừa bổ dưỡng

(91)
Bà bầu ăn hạt điều được đánh giá cao về mức độ dinh dưỡng, an toàn và hạn chế nguy cơ bị dị ứng nhiều hơn so với đậu phộng.Khi mang thai, bạn sẽ ... [xem thêm]

10 cách ngăn ngừa cục máu đông có thể cứu sống bạn

(32)
Ít vận động khiến máu lưu thông kém và dễ hình thành những cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng. Có những cách ngăn ngừa cục máu đông mà bạn nên ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình: Hãy bảo vệ bạn và con bạn

(86)
Bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình là sự lạm dụng hay bạo hành gây ra bởi người chăm sóc, cha mẹ, vợ hoặc chồng hay một bạn tình có quan hệ ... [xem thêm]

6 chiêu giúp tiệc tùng thoải mái mà không sợ tăng cân

(84)
Bạn đang đau đầu vì cơ thể vẫn tăng cân đều đều mặc dù đã tập luyện thể thao chăm chỉ và ăn một chế độ cân bằng. Những thực phẩm dưới đây có ... [xem thêm]

Cách làm trắng da bằng vitamin E cực đỉnh ít ai biết

(41)
Nếu nói đến các loại “thần dược” chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, không thể nào không nhắc đến vitamin E. Bên cạnh các công dụng tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Chế độ ăn kiêng: 7 cách bắt đầu để thành công

(71)
Chế độ ăn kiêng hợp lý có thể giúp ban có được một cơ thể cân đối cùng với sức khỏe tuyệt vời, nhưng để đạt được mong muốn đó lại không phải ... [xem thêm]

Chi tiết các loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị đau xương

(95)
Đau xương ít phổ biến hơn so với đau khớp và đau cơ những nó vẫn gây suy nhược cơ thể và cần được điều trị đúng cách. Có nhiều loại thuốc chữa ... [xem thêm]

Chuẩn bị trước khi sinh: 13 điều mẹ bầu cần lưu ý

(85)
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, không ít bà bầu bắt đầu nghĩ đến những điều cần chuẩn bị trước khi sinh. Để tránh vô tình quên đi những việc quan trọng, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN