6 mẹo giúp mẹ tắm cho bé dễ dàng hơn

(4.16) - 60 đánh giá

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi cho bé tắm lần đầu tiên, đây có thể là trải nghiệm tuyệt vời và khó quên cho cả bạn và bé. Một số người lần đầu được lên thiên chức thậm chí còn băn khoăn liệu em bé có cần tắm mỗi ngày hay không vì sợ bé bị cảm lạnh?

Chọn thời điểm tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh

Để tạo cảm giác thích thú cho cả bạn và bé, bố mẹ nên chọn một khoảng thời gian thoải mái, có thể vào buổi sáng muộn hoặc buổi chiều. Bạn hãy biến đó thành một thói quen cho con để khiến bé thích nghi nhé.

Các chuyên gia cho rằng việc tắm cho con tùy thuộc vào bố mẹ, không nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày. Bạn có thể giữ cho khuôn mặt, tay và vùng kín của bé sạch sẽ mà không cần tắm bằng cách sử dụng một miếng vải ấm lau sạch mỗi ngày. Bạn không cần phải chờ cho cuống rốn của con khô và rơi ra rồi mới cho con tắm, miễn là bạn nhớ lau khô người cho con sau khi tắm là được. Một số bà mẹ mới sinh con lần đầu cảm thấy thoải mái hơn khi dùng một miếng bọt biển lau người cho con thay vì cho bé tắm thật sự trong vài tuần đầu tiên. Nếu bạn cảm thấy đã sẵn sàng cho bé tắm thật thay vì chỉ lau người thì bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây để giúp buổi tắm đó dễ dàng hơn.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tắm cho bé?

Trước khi tắm cho bé, bạn cần chuẩn bị khăn lau mặt, xà phòng/sữa tắm dành riêng cho em bé, một chiếc khăn sạch, tã và quần áo rồi đặt chúng ở gần bạn cho dễ dàng thao tác. Bạn cần thật cẩn thận và luôn phải đỡ con trong lúc tắm bởi vì chỉ cần bé lật úp lại trong thau tắm thì cũng rất nguy hiểm cho dù trong thau chỉ có một ít nước.

Nếu bạn không dùng thau tắm bé mà cho bé vào trong bồn thì hãy lót một chiếc khăn sạch ở trong bồn tắm hoặc bồn rửa (phải được làm sạch trước khi cho bé tắm), như vậy sẽ khiến bề mặt của bồn tắm hay bồn rửa nhám hơn và hạn chế việc bé bị trượt trong khi bạn đang tắm cho bé. Sau đó, bạn có thể cho thêm vào nước 5-8 cm nước ấm. Bố mẹ nên cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho bé bằng cách nhúng khuỷu tay của mình vào nước (vì vùng da khủy tay nhạy cảm hơn so với da ở tay của bạn). Nếu cảm thấy khuỷu tay ấm áp, không nóng thì bạn có thể bắt đầu tắm cho con.

Tắm cho bé nhanh chóng và hiệu quả

Khi cho bé vào phòng tắm, bạn cởi bỏ quần áo và tã của bé rồi từ từ hạ bé nhẹ nhàng xuống nước, dùng một tay để giữ bé thẳng lên. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng thì có thể nhờ chồng giúp đỡ mỗi khi tắm bé.

Bạn có thể nhờ chồng giữ em bé trong khi bạn tắm cho con, ít nhất cho đến khi bạn đã quen tắm cho bé. Bạn nên sử dụng vải mềm để lau cho con từ trên xuống dưới, bắt đầu từ khuôn mặt, tai và xung quanh mắt, sau đó di chuyển xuống phần thân và chân, cuối cùng là vùng kín của con. Trẻ sơ sinh không có nhiều mỡ trong cơ thể nên dễ bị cảm lạnh. Nếu bé bị lạnh, “làm bậy” ra nước hay khóc không ngừng, bạn nên tắm nhanh cho con hoặc thử hát một bài hát hay dùng một món đồ chơi để làm bé xao nhãng. Có thể bạn không thích nhìn con khóc nhưng lúc này bạn phải bình tĩnh, vì bé cũng cần tắm rửa cho sạch sẽ.

Lau khô cẩn thận cho bé sau khi tắm

Khi bạn đã tắm xong, hãy lau khô cho bé một cách cẩn thận. Chú ý lau khô những nếp gấp nhỏ của da bé như vùng nách, bẹn… để ngăn ngừa phát ban và kích ứng. Trẻ sơ sinh không cần phải có kem dưỡng da, nhưng nếu bạn muốn dưỡng da cho con thì phải chọn những loại kem không gây kích ứng da.

Bạn thường cảm thấy lo lắng và đôi khi cảm thấy sợ hãi trong lần đầu tiên tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu quá căng thẳng bạn có thể nhờ chồng cùng giúp. Sau khi thực hiện được vài lần bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và thao tác của bạn hẳn sẽ nhanh hơn đấy.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Cách tắm cho bé trong bồn tắm lớn
  • 6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  • 5 lưu ý để bé tắm bồn an toàn
  • Những vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chi tiết cách làm tinh bột nghệ tại nhà (kèm hình ảnh)

(94)
Tinh bột nghệ (turmeric powder) là một thực phẩm tự nhiên có công dụng vô cùng hữu ích trong đời sống hàng ngày để phòng – chữa một số loại bệnh cũng ... [xem thêm]

10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả và an toàn

(48)
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến. Tuy nhiên, nó lại không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp. Ngoài các biện ... [xem thêm]

11 lợi ích của hatha yoga sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua

(89)
Bằng việc đưa cơ thể vào các tư thế Hatha yoga, bạn đã giúp các cơ quan, cơ bắp, tâm trí và tinh thần cơ hội được thư giãn cũng như đạt đến một ... [xem thêm]

Lợi ích và tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ

(69)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

“Vén màn” mối liên hệ giữa sức khỏe não và cách hít thở

(92)
Khi bạn thở đúng cách, lượng dịch não tủy có thể tăng lên, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như xoa dịu chứng lo âu. Sức khỏe não từ đó cũng được cải ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Đức

(74)
Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện lớn của thủ đô Hà Nội. Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Việt ... [xem thêm]

Tập luyện thể lực ở trẻ nhỏ: Có thực sự an toàn?

(78)
Hiện nay, có nhiều cô gái mong muốn có được một cơ thể chuẩn, các chàng trai lại ước ao có được thân hình 6 múi, vậy nên phép màu giúp họ hiện thực ... [xem thêm]

Giải pháp tốt cho trẻ có thân hình quá khổ

(13)
Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN