Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vacxin

(3.64) - 87 đánh giá

Hầu hết các tác dụng phụ của vacxin thường nhẹ và sẽ biến mất trong một vài ngày. Nếu trẻ nhỏ bị sốt sau khi tiêm, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hoặc đưa đến gặp bác sĩ.

Nhiều người thường lo lắng về các tác dụng phụ của vacxin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng cho trẻ. Thực tế, hầu hết mọi người không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi tiêm vacxin. Các tác dụng phụ của vacxin thường gặp nhất như đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm, sốt thường nhẹ và biến mất nhanh chóng trong vài ngày mà không cần sự trợ giúp y tế. Một số người không có bất kỳ tác dụng phụ nào từ vacxin.

Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các tác dụng phụ phổ biến của vacxin và cách đối phó khi trẻ cảm thấy ốm mệt sau khi tiêm phòng qua bài viết dưới đây.

Các tác dụng phụ của vacxin

Các tác dụng phụ của vacxin đều nhẹ, bao gồm:

  • Đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Run
  • Cảm thấy mệt
  • Đau đầu
  • Đau ở cơ và khớp

Một tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng từ tiêm vacxin là phản ứng dị ứng tức thời, còn gọi là phản ứng phản vệ. Đây là một tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vacxin này rất hiếm khi xảy ra và có thể được điều trị hoàn toàn khi đi cấp cứu.

Bạn cần nhớ rằng các tác dụng phụ nghiêm trọng từ vacxin cực kỳ hiếm và việc chủng ngừa an toàn hơn nhiều so với không tiêm phòng. Ngoài ra, không phải tất cả các triệu chứng xảy ra sau khi chủng ngừa đều là tác dụng phụ của chủng ngừa. Mỗi năm có hàng triệu người được tiêm vacxin, vì vậy một số trường hợp trùng hợp không thể tránh khỏi việc tiếp tục phát triển một bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý ngay sau khi chủng ngừa.

Làm gì khi trẻ không khỏe sau khi tiêm vacxin?

Tác dụng phụ thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở vùng tiêm bao gồm:

  • Sưng
  • Đỏ
  • Một cục u nhỏ ở chỗ tiêm

Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài ngày và bạn không cần phải điều trị. Đôi khi, trẻ có thể bị sốt. Trong trường hợp đó, bạn hãy cố gắng giữ mát cho trẻ bằng cách không cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn. Bạn cũng cần cho trẻ uống nước lạnh. Bạn cũng có thể cho trẻ uống một liều paracetamol hoặc ibuprofen dạng lỏng. Đừng quên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rách bao cao su: Hãy bình tĩnh xử lý!

(90)
Trường hợp rách bao cao su khi quan hệ có thể làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn biết ... [xem thêm]

5 cách hay giúp bạn kiểm soát cơn giận dữ hiệu quả

(71)
Giận dữ là một cảm xúc hết sức bình thường và lành mạnh, nhưng khi vượt qua khỏi kiểm soát, bạn có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị bệnh thalassemia

(29)
Bệnh thalassemia là một loại bệnh thiếu máu di truyền. Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh thalassemia, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Tìm hiểu phương pháp sơ cứu khi trẻ bị mắc nghẹn ở cổ

(33)
Trẻ nhỏ thường cho những vật nhỏ vào miệng. Điều này có thể khiến trẻ bị mắc nghẹn ở cổ gây cản trở khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Nếu không ... [xem thêm]

Siêu âm thai và 7 điều nên biết trước khi thực hiện

(18)
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối ... [xem thêm]

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh nên ăn gì để mau lành bệnh?

(69)
Nếu biết được trẻ nhỏ bị cảm lạnh nên ăn gì, bạn sẽ giúp con mau chóng khỏi bệnh hơn bên cạnh việc dùng thuốc uống hoặc chích.Thực phẩm có thể mang ... [xem thêm]

Sử dụng bao cao su đúng cách: Chọn bao, cách đeo, xử lý khi rách

(71)
Bao cao su là một biện pháp phòng tránh thai hiệu quả, đơn giản, tiện lợi mà lại ít tốn kém. Nhưng bạn có chắc mình biết cách sử dụng bao cao su thật đúng ... [xem thêm]

Những mẹo giúp bụng không còn khó chịu vào ngày đèn đỏ

(59)
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác khó chịu khi ngày đèn đỏ? Bạn đang băn khoăn làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt – đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN