HIV và bệnh AIDS: Tưởng giống nhưng hóa ra lại khác

(4.21) - 15 đánh giá

Bệnh AIDS thường hay bị nhầm lẫn với HIV. Dù chúng thường đi đôi với nhau nhưng đó là hai chẩn đoán bệnh khác nhau. HIV là một loại virus có thể dẫn đến tình trạng AIDS. Nói cách khác, AIDS là HIV giai đoạn 3 (giai đoạn cuối).

Trước đây, khi một người bị chẩn đoán mắc HIV, họ được xem như đã nhận án tử hình. Song trong thời đại ngày nay, nhờ các công trình nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới, người nhiễm HIV ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều có thể sống có ích và kéo dài cuộc đời của mình.

Người dương tính với HIV tuân thủ nghiêm túc các chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus đều có thể sống một cuộc đời gần như bình thường.

Có thể bạn chưa biết HIV và AIDS có gì khác nhau nhưng bạn có thể dựa vào những điểm phân biệt cơ bản sau đây.

HIV là một loại virus

HIV là một loại virus có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch ở người.

Hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn nhiều loại virus tấn công vào cơ thể. Song với virus HIV thì hệ miễn dịch không thể tiêu diệt. Tuy nhiên, thuốc điều trị có thể kiểm soát khả năng hoạt động của virus HIV và làm gián đoạn vòng đời của nó.

HIV có thể lây truyền từ người sang người

Bởi vì HIV là một loại virus nên nó có thể lây truyền từ người qua người như những loại virus khác. HIV lây lan dễ nhất qua đường quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Đường lây truyền phổ biến thứ hai là do dùng chung kim tiêm với người bệnh. Tiếp theo là lây truyền từ mẹ (bị nhiễm HIV) sang con.

Không phải lúc nào HIV cũng tạo ra triệu chứng

Khi một người bắt đầu bị virus HIV tấn công, họ có thể gặp những triệu chứng giống như cúm trong khoảng 2-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh nhân không có biểu hiện nghiêm trọng nào trong nhiều năm.

Nếu không được phát hiện và điều trị, virus HIV sẽ dần phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể và phát triển đến giai đoạn 3 – giai đoạn xuất hiện bệnh AIDS. Khi đó, người bệnh sẽ bắt đầu gặp phải những triệu chứng của bệnh AIDS.

Có thể phát hiện virus HIV bằng một xét nghiệm đơn giản

Khi bị HIV tấn công, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại virus. Lúc này, thủ thuật xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước bọt có thể giúp bạn phát hiện các kháng thể đó để xem virus HIV có tồn tại hay không.

Một xét nghiệm khác có thể phát hiện virus HIV là xét nghiệm kháng nguyên. Đó là những protein do virus và kháng thể tạo ra. Xét nghiệm này có thể xác định HIV chỉ vài ngày sau khi nhiễm bệnh.

Những phương pháp xét nghiệm này đều dễ thực hiện và cho ra kết quả mang tính chính xác cao.

Bệnh AIDS được xem là hậu quả do virus HIV gây ra

Trong khi HIV là virus có thể gây nhiễm trùng thì AIDS là tên gọi tắt của tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nhiễm HIV có thể gây ra hội chứng AIDS. Đây là điểm then chốt khi phân biệt HIV và AIDS từ đó hiểu thêm HIV và AIDS có gì khác nhau.

AIDS phát triển khi HIV đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống miễn dịch. Nó gây ra nhiều triệu chứng phức tạp nhưng biểu hiện khác nhau ở từng người bệnh.

Triệu chứng bệnh AIDS có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Chúng có thể bao gồm bệnh lao, viêm phổi hoặc các loại bệnh ung thư…

Không phải lúc nào virus HIV cũng gây ra bệnh AIDS

Để phân biệt HIV và AIDS, bạn hãy nhớ: HIV là virus, AIDS là tình trạng virus có thể gây ra. Không phải trường hợp nhiễm HIV nào cũng sẽ tiến đến giai đoạn AIDS. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dương tính với HIV có thể sống trong nhiều năm mà không bị AIDS. Nhờ phương pháp điều trị tiến bộ, một người nhiễm HIV vẫn có thể có một cuộc sống gần giống như người bình thường.

Người nhiễm HIV có thể không bị AIDS nhưng bất kỳ ai được chẩn đoán AIDS đều chắc chắn đã bị nhiễm HIV. Vì không có cách chữa trị nên virus HIV không bao giờ biến mất khỏi cơ thể người bệnh mà chỉ có thể bị gián đoạn vòng đời, kể cả khi người đó không tiến đến giai đoạn AIDS.

Phương pháp chẩn đoán bệnh AIDS phức tạp hơn

Khi tìm hiểu về HIV/AIDs, bạn đã hiểu AIDS là nhiễm HIV giai đoạn cuối. Để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ phải tìm kiếm các yếu tố xác định xem virus HIV phát triển đến giai đoạn cuối hay chưa.

Khi tiến đến giai đoạn cuối, HIV sẽ phá hủy các tế bào miễn dịch có tên là CD4. Một người bình thường có thể có từ 500-1.200 tế bào CD4. Bằng cách xác định số lượng tế bào CD4, nếu nó giảm xuống còn 200, một người nhiễm HIV có nhiều khả năng đã bị AIDS.

Một yếu tố khác báo hiệu người nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS là sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Bởi vì lúc đó, hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng nên họ rất dễ bị các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng tấn công.

Điều trị và tuổi thọ

Nếu người nhiễm HIV không chuyển sang AIDS, tuổi thọ của họ sẽ kéo dài hơn. Thậm chí, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus, họ vẫn có tuổi thọ gần giống với người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ giảm đáng kể. Khi đó, cùng với tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh nhân còn có thể mắc phải những chứng bệnh khác như ung thư, lao phổi…

Với phương pháp điều trị tiến bộ hiện nay, bệnh nhân có thể sống chung với HIV và chủ động kiểm soát vòng đời của virus, không cho nó phát triển đến giai đoạn cuối. Thuốc kháng virus cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây bệnh qua đường quan hệ tình dục.

Thuốc điều trị HIV không thể giúp bạn hết bệnh nhưng nó sẽ tăng cường khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn. Tùy vào tình trạng và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Khi đó, nếu muốn kiểm soát tốt bệnh tật và kéo dài sự sống, bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người đang điều trị HIV còn phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác như thay đổi lối sống, cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi để hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể phân biệt HIV và AIDS, từ đó có thể lường trước diễn biến của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe của chính mình và người thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để đối phó với căng thẳng ở độ tuổi thiếu niên?

(26)
Căng thẳng (stress) là gì? Căng thẳng là những gì bạn cảm nhận khi phải đương đầu với áp lực, từ thế giới bên ngoài (trường học, công việc, các hoạt ... [xem thêm]

Vài mẹo nhỏ để chuyện ấy thêm thăng hoa

(63)
Chỉ với những cách sau, bạn và người ấy sẽ có một đêm thật nồng nàn và đáng nhớ bên nhau!Để giúp mang lại hứng thú và cảm giác thỏa mãn khi quan hệ ... [xem thêm]

3 bí quyết kích thích âm vật khiến nàng hưng phấn

(98)
Khi kích thích âm vật của nàng, bạn cần phải hiểu được cấu tạo bên trong “vùng cấm” để có thể giúp cô ấy dễ dàng đạt khoái cảm trong cuộc ... [xem thêm]

Quan hệ tình dục tập thể: Nguy hại khôn lường sau mỗi “cuộc vui”

(33)
Quan hệ tình dục tập thể đang trở thành trào lưu của một bộ phận người trong xã hội hiện đại. Bên cạnh yếu tố không phù hợp với giá trị đạo đức ... [xem thêm]

Bệnh thượng mã phong: Làm gì để cứu nạn nhân?

(39)
Bệnh thượng mã phong là tình trạng “đột quỵ” khi đang quan hệ tình dục. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong thời gian ... [xem thêm]

Xuất hiện vết loét trên da không đau: Rất có thể là bệnh giang mai

(21)
Bệnh giang mai là gì? Có những triệu chứng gì? Phòng tránh ra sao? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh hoặc chữa trị nhé.Mặc dù ... [xem thêm]

23 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn đã biết chưa?

(71)
Có thể nói thuốc tránh thai đường uống là hình thức tránh thai nội tiết được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng biện pháp ... [xem thêm]

5 bài kiểm tra sức khỏe bạn nên làm trước khi cưới

(69)
Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới không những giúp bạn phòng ngừa nhiều chứng bệnh mà còn cảm thấy an tâm hơn khi bắt đầu xây dựng mái ấm nhỏ của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN