Nong mạch vành

(4.38) - 84 đánh giá

Nong mạch vành là một thủ thuật được sử dụng để nong rộng các mạch máu bị hẹp, các mạch máu này (động mạch vành) có tác dụng cung cấp máu cho tim. Phương pháp điều trị này thường được dùng để điều trị cơn nhồi máu cơ tim.

Thủ thuật này còn được gọi là tạo hình động mạch vành (PTCA). Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chèm thêm một ống stent vào động mạch vành sau khi thực hiện nong mạch vành. Ống stent giúp giữ cho động mạch không bị thu hẹp lại nữa.

Hiện nay, dù nong mạch vành tương đối phổ biến nhưng không phải cũng hiểu rõ về nó . Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp một số vấn đề xoay quanh thủ thuât y tế này.

Mục đích của nong mạch vành

Phẫu thuật tạo hình động mạch được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim, đau ngực ngày càng nhiều (đau thắt ngực) hoặc các triệu chứng khác.

Nong mạch vành sớm và kịp thời trong những giờ đầu của một cơn nhồi máu cơ tim sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lại lần nữa, trong đó sự kịp thời hay không là rất quan trọng. Theo Trường Y Harvard, khi thủ thuật này được thực hiện trễ hơn 24 giờ sau một cơn nhồi máu cơ tim, có thể không có bất kỳ lợi ích nào cho bạn. Bạn điều trị đau tim càng nhanh, bạn càng giảm nguy cơ suy tim và các biến chứng khác.

Nong mạch vành cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh tim ở những bệnh nhân không bị nhồi máu cơ tim.

Trước khi thực hiện nong mạch vành, bạn cần biết gì?

Thực tế, thủ thuật điều trị này không phải là giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi người. Trong trường hợp động mạch chính đưa máu đến tim trái bị hẹp, cơ tim yếu hoặc nếu bạn có nhiều mạch máu bị tổn thương thì chụp mạch vành để xem tắc nghẽn này có thể điều trị bằng nong mạch vành hay không. Bên cạnh đó, chụp mạch vành còn giúp bác sĩ xác định xem các động mạch đến tim bị thu hẹp hay tắc nghẽn.

Trong chụp động mạch vành, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm từ háng, cánh tay hoặc cổ tay đến các động mạch trong tim thông qua ống thông.

Khi thuốc nhuộm lấp đầy các động mạch, chúng sẽ hiển thị trên X-quang và video, nhờ đó bác sĩ có thể nhìn thấy vị trí bị tắc nghẽn trong các động mạch. Nếu bác sĩ tìm thấy tắc nghẽn khi chụp mạch vành, họ có thể quyết định thực hiện nong mạch và đặt stent sau khi chụp X-quang, trong khi ống thông vẫn đặt trong tim.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn về cách ăn uống trước khi nong mạch vành. Thông thường, bạn sẽ phải ngừng ăn hoặc uống từ 6-8 giờ trước khi tiến hành thủ thuật. Bạn cũng có thể nhận được hướng dẫn khác khi đã nhập viện.

Trước khi lên kế hoạch làm thủ thuật hoặc trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm, bao gồm chụp X-quang ngực, điện tâm đồ và xét nghiệm máu.

Vào đêm trước khi làm thủ thuật, bạn nên:

  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc điều chỉnh các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi nong mạch. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi nong mạch như một số loại thuốc tiểu đường.
  • Mang theo tất cả các loại thuốc đến bệnh viện, bao gồm nitroglycerin, nếu bạn đang dùng nó.
  • Uống thuốc với một ngụm nước nhỏ.
  • Sắp xếp người đưa bạn về nhà, vì bạn sẽ phải nằm viện qua đêm sau khi nong mạch vành.

Nong mạch vành được thực hiện và có tác dụng như thế nào?

Thủ thuật này thường được thực hiện bằng gây tê tại chỗ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường ở tay hoặc háng. Một ống thông có bóng bơm hơi nhỏ trên đuôi sẽ được đưa vào động mạch. Bác sĩ sẽ sử dụng màng chiếu X-quang và thuốc cản quang để quan sát ống thông đi trong động mạch, nhờ đó họ sẽ luồn ống thông lên thành động mạch vành bị tắc. Một khi đúng vị trí, quả bóng sẽ được bơm căng để mở rộng động mạch, từ đó giúp cho máu có thể lưu thông tốt qua chỗ hẹp.

Trong một số trường hợp, ống thông được trang bị với một lưới thép không rỉ gọi là stent. Stent được sử dụng để giữ các mạch máu mở rộng và không bị hẹp lại sau khi đã xì hơi quả bóng và rút ống thông ra ngoài. Một khi quả bóng được ra ngoài, ống thông cũng có thể được gỡ bỏ. Thủ tục này có thể mất từ nửa giờ đến vài giờ.

Lợi ích của nong mạch vành sau một cơn nhồi máu cơ tim là gì?

Theo Hiệp hội tim mạch và can thiệp (SCAI), nong mạch vành có thể cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Nó là một cách hiệu quả nhanh chóng khiến máu chảy đến tim qua chỗ hẹp. Việc cung cấp máu được phục hồi sớm hơn, cơ tim sẽ bị chết ít hơn. Nong mạch vành cũng làm giảm đau ngực và có thể ngăn chặn sự khó thở và các triệu chứng khác liên quan đến giảm cung cấp máu cho cơ tim.

Theo Sở Y tế quốc gia Anh (NHS), nong mạch vành có thể làm giảm khả năng phải thực hiện phẫu thuật tim hơn, đây là một phương pháp điều trị rất xâm lấn và có thời gian hồi phục lâu hơn đáng kể. Nong mạch vành có thể làm giảm nguy cơ của một cơn nhồi máu cơ tim và làm tăng cơ hội sống sót hơn so với thuốc làm tan huyết khối.

Những rủi ro và biến chứng của thủ thuật này là gì?

Tất cả thủ thuật y tế đều đi kèm với một số biến chứng nhất định. Bạn có thể bị phản ứng dị ứng với thuốc gây mê, thuốc nhuộm, hoặc một số vật liệu được sử dụng trong nong mạch vành. Một số biến chứng khác liên quan đến nong mạch vành bao gồm:

  • Chảy máu, đông máu, hoặc bầm tím tại điểm chèn.
  • Mô sẹo hình thành trong stent.
  • Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
  • Gây tổn thương mạch máu, van tim, hay động mạch.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Tổn thương thận, đặc biệt là ở những người có bệnh thận từ trước.
  • Đột quỵ (một biến chứng hiếm gặp).

Biến chứng của một ca nong mạch vành khẩn cấp để điều trị nhồi máu cơ tim cao hơn so với những ca nong mạch vành được thực hiện vì những mục đích khác.

Nong mạch vành không phải là cách chữa trị triệt để vì trong một số trường hợp, động mạch có thể trở nên hẹp lại (tái phát hẹp). Nguy cơ tái phát hẹp cao hơn khi không sử dụng stent.

Sau thủ thuật, tôi cần phải làm gì?

Sau một cơn nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để duy trì một lối sống lành mạnh tốt cho tim. Luôn uống thuốc theo quy định. Bạn nên ngưng hút thuốc lá. Một chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thích hợp sẽ giúp giữ cho huyết áp và mức độ cholesterol trong máu hạ xuống. Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ổ tụ máu

(56)
Tìm hiểu chungỔ tụ máu là bệnh gì?Ổ tụ máu là tập hợp máu bên ngoài mạch máu. Nguyên nhân là do thành mạch máu, động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch bị ... [xem thêm]

Hội chứng Ehlers -Danlos

(69)
Tìm hiểu chungHội chứng Ehlers -Danlos là bệnh gì?Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – chủ yếu là da, ... [xem thêm]

Đau cách hồi (đau từng cơn)

(46)
Tìm hiểu chungĐau cách hồi (đau từng cơn) là bệnh gì?Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với ... [xem thêm]

Polyp dạ dày

(86)
Tìm hiểu chungBệnh polyp dạ dày là gì?Polyp dạ dày là các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Những polyp này khá hiếm và thường ... [xem thêm]

Gãy cổ tay

(68)
Tìm hiểu chungGãy cổ tay là tình trạng gì?Gãy cổ tay là một tình trạng cổ tay bị gãy. Đôi khi bạn bị gãy tay nhưng các xương không dịch chuyển ra khỏi chỗ ... [xem thêm]

Ung thư tinh hoàn

(14)
Định nghĩaUng thư tinh hoàn là bệnh gì?Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam ... [xem thêm]

Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)

(81)
Tìm hiểu chungĐiều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) là gì?Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là một khuyết tật tim, trong đó xuất hiện lỗ thông ... [xem thêm]

Tâm thần phân liệt

(34)
Tìm hiểu chungTâm thần phân liệt là bệnh gì?Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN