Các ông bố bà mẹ trẻ thường sẽ bối rối khi phải đối mặt với cơn hờn dỗi của con, mặc dù bé cưng lúc đó chỉ mới học mẫu giáo. Cơn thịnh nộ xuất phát từ việc bé có những cảm xúc mạnh trong lòng nhưng lại không biết cách giải quyết và đáng sợ hơn, bé có thể mất kiểm soát bản thân. Phòng bệnh hơn chữa bệnh – bất cứ khi nào có thể, bạn nên tránh những tình huống có thể khiến bé giận dữ. Sau đây là một vài cách mà Chúng tôi có thể giúp bạn.
Vì sao bé của bạn giận dỗi?
Thông thường, bé giận dữ là khi bé đòi hỏi mà không được đáp ứng, hoặc bé đang đói hay mệt. Vậy cách tốt nhất là bạn nên hạn chế thời gian khi dắt bé đi mua sắm, cho bé nghỉ ngơi và ăn uống khi bé mệt và luôn để sẵn bánh kẹo trong túi xách.
Thất vọng cũng là một cách kích hoạt cơn thịnh nộ. Nếu bạn biết bé sắp năn nỉ để được dẫn đi thăm tiệm bán thú cưng, bạn phải đảm bảo có thời gian để thực hiện hoặc cân nhắc trước khi hứa với bé. Nếu bạn không thể làm, bạn hãy hỏi bé có muốn thay thế bằng việc khác không, ví dụ bạn có thể mua kẹo, bánh hay dẫn bé đi thăm tiệm bán thú cưng vào ngày khác.
Bạn có thể kiềm chế cơn giận dữ của bé như thế nào?
Sử dụng phương pháp làm phân tâm cũng có thể giảm cơn giận của bé. Khi bé trông thấy một món đồ hấp dẫn và chuẩn bị vòi vĩnh, nhõng nhẽo, các mẹ hãy nhanh trí “đánh lạc hướng” bằng cách chỉ cho bé thấy hình ảnh phản chiếu của ánh đèn trong gương đẹp như thế nào hay có một anh chàng đang nhảy một điệu nhảy cực kì vui nhộn ở phía bên kia đường. Khi làm như vậy, bạn đang hướng mục tiêu của bé đến một điều khác, tránh xa sức cám dỗ của món đồ kia. Vì con bạn đang trong giai đoạn tò mò về mọi thứ, bạn dễ dàng thay thế bằng một thứ khác hấp dẫn bé hơn.
Tất nhiên, bạn không thể lúc nào cũng tránh việc bé nổi giận. Một khi đã bắt đầu, thật khó để các mẹ giải thích cho bé hiểu. Nếu bạn cảm thấy bé khóc lóc, ăn vạ, cáu kỉnh ở nơi công cộng, cách tốt nhất là bạn nên dắt bé đi nơi khác. Dù bạn có tức giận thì trừng phạt con cũng không thể làm nguôi cơn giận của bé mà chỉ khiến bạn thêm buồn và tức giận hơn. Bạn nên nhớ rằng: làm mẹ là làm nhiệm vụ duy trì sự bình tĩnh. Nếu rời đi, bạn sẽ không làm người khác khó chịu, cho dù sau đó có thể bạn sẽ phải quay lại để mua đồ tại đó. Nếu bạn không thể rời đi, tốt hơn là bạn nên tránh xa khu vực đó. Ví dụ như khi bé nhõng nhẽo tại phòng đợi nha sĩ, tốt hơn bạn nên dắt bé ra chỗ khác như đi dạo tại sân hoặc bãi xe.
Khi cơn giận của bé lắng xuống, mẹ cần an ủi vỗ về bé nhưng không nên thay đổi quyết định mà bạn đã đề ra. Nếu khi bé đã nguôi giận nhưng vẫn không chịu rời đi, bạn nên đưa bé đi dạo thêm chút nữa để cơn giận thật sự biến mất. Khi bạn hiểu bé có những cảm xúc mãnh liệt như thế nào, bạn có thể tập hợp những kinh nghiệm này lại, cố gắng giúp bé quên đi, không để lại nỗi đau, ví dụ như kể một câu chuyện yêu thích cho bé nghe.
Bạn nên nhớ rằng, làm giảm cơn giận của bé là nhiệm vụ của bạn. Nhiều bé ở tuổi lớn vẫn hay giận dỗi ở nơi công cộng. Việc đó cũng không có nghĩa là bạn không tốt với bé, chỉ đơn giản vì bạn đang là phụ huynh của một bé ở tuổi mẫu giáo thôi. Mọi người có thể nhìn chằm chằm vào bạn, nhưng nhiều người sẽ thông cảm với bạn chứ không khó chịu. Vậy bạn cứ xử lý cơn giận của bé như khi ở nhà. Khi bé lớn lên, tần số của cơn giận sẽ giảm, lúc này nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là tìm cách giải quyết đúng cho đến khi bé trưởng thành.
Bạn có thể quan tâm đến:
- 4 quy tắc ứng xử nơi công cộng bạn nên dạy bé
- Cần trang bị những gì khi dắt con đi siêu thị