Bạn có biết đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

(4.33) - 44 đánh giá

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho thấy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng mẹ và thai nhi sau khi sinh.

Cứ mỗi 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người phải đối mặt với chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh này có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh tiểu đường ở mẹ bầu. Hãy cùng tìm hiểu rõ về chứng tiểu đường thai kỳ để bạn có thể kịp thời phòng ngừa và điều trị nhé!

Chứng tiểu đường thai kỳ là gì?

Nhờ sự hỗ trợ của insulin, glucose được chuyển hóa từ thức ăn sẽ được cơ thể “biến đổi” một lần nữa vào tạo thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tăng lên trong máu, từ đó gây tiểu đường thai kỳ.

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần đầu, bạn có khả năng “gặp lại” người bạn này cao hơn trong quá trình thụ thai tiếp theo.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Với hầu hết phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ rất khó nhận biết. Những dấu hiệu thông thường của bệnh bao gồm: khát nước, đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, viêm nhiễm âm đạo và suy giảm thị lực thường rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai.

Bệnh tiểu đường khi mang thai thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ, đôi khi sớm nhất là khi thai nhi 20 tuần tuổi. Đó là lý do bạn cần những buổi kiểm tra glucose để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24–28. Bạn cũng có thể chủ động kiểm tra nồng độ đường trong máu nếu phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ.

Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao sau đây thường được chỉ định kiểm tra glucose từ những tuần đầu tiên của thai kỳ:

  • Phụ nữ mang thai lớn tuổi
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường hoặc người thân bị bệnh tiểu đường

Ảnh hưởng của chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Nguy cơ băng huyết sau sinh: Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ dẫn đến tử vong ở người mẹ.

Huyết áp cao và tiền sản giật: Mẹ bầu bị tiểu đường và có protein niệu biểu hiện bệnh thận có nguy cơ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần so với những mẹ bầu khác.

Rủi ro bị chấn thương khi sinh: Chứng tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ dễ gặp chấn thương trong lúc vượt cạn do thai lớn. Một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ.

Nguy cơ bị tái phát: Bạn có nguy cơ tái phát chứng tiểu đường thai kỳ nếu đã bị bệnh trong lần mang thai đầu tiên. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn tuổi.

Ảnh hưởng đến thai nhi

• Bé thừa cân: Thông qua nhau thai, hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi, kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Điều này có thể làm cho em bé trong bụng phát triển quá mức. Bé có nguy cơ bị chèn ép trong âm đạo, dẫn đến gãy xương hoặc ảnh hưởng thần kinh trong quá trình chào đời. Bé cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì ở trẻ em và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

• Bệnh lý sơ sinh: Nghiên cứu cho thấy, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp sau sinh. Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi và một số vấn đề về tim mạch.

• Đường trong máu thấp: Tuyến tụy của trẻ sau sinh vẫn tiếp tục sản xuất insulin để đối phó với lượng glucose dư thừa trước đây. Insulin tăng quá mức làm lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết). Trường hợp hạ đường huyết trầm trọng có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.

• Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu: Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả. Bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể ổn định đường trong máu. Mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu suốt 24 giờ là chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề trong khi mang thai hoặc khi sinh.

Mai Hà | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

14 tuần

(30)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé lúc này rất thích được chạm vào bạn. Trên thực tế, xúc giác đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng ... [xem thêm]

Hưng cảm

(64)
Tìm hiểu chungHưng cảm là gì?Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, ... [xem thêm]

7 thứ không thể thiếu khi bạn du lịch ngày đèn đỏ

(41)
Bạn có thể cảm thấy bối rối khi kinh nguyệt ghé thăm đúng lúc đang chuẩn bị hành lý đi du lịch xa. Làm sao để bạn có thể tận hưởng chuyến đi khi du ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Mách mẹ cách giảm cân an toàn cho con

(60)
Nếu như giảm cân cho người lớn đã khó thì giảm cân cho trẻ em còn khó hơn gấp bội. Đôi khi chính vì bố mẹ muốn con được khỏe mạnh mà bỏ qua những ... [xem thêm]

7 ý nghĩa khi bạn mơ làm chuyện ấy

(57)
Đã bao giờ bạn mơ làm chuyện ấy với người yêu cũ, người mình không thích hay một ngôi sao nổi tiếng chưa? Mỗi đối tượng trong mơ đều mang một ý nghĩa ... [xem thêm]

Đề kháng của da – Cơ chế đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể

(69)
Đề kháng của da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là lá chắn đầu tiên giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Thế ... [xem thêm]

[Món ngon] Ăn thịt dê có tác dụng gì?

(18)
Nhiều người nghĩ rằng thịt đỏ là có hại cho sức khỏe về lâu dài, nhưng một số nghiên cứu cho thấy thịt dê có thể là một trường hợp ngoại lệ. Hãy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN