Nhựa cây máu rồng: Liều thuốc quý chữa bệnh từ ngàn năm

(3.76) - 81 đánh giá

Nhựa cây máu rồng đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm nhờ khả năng giúp chữa loét, kháng khuẩn, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Đây là một loại thuốc quý hỗ trợ chăm sóc sức khỏe từ lâu đời nhưng lại ít người biết.

Nhựa cây máu rồng là một loại nhựa thực vật tự nhiên có màu đỏ sẫm, được chiết xuất từ nhiều loài cây nhiệt đới khác nhau có thể đến từ các nhóm thực vật Croton, Pterocarpus, Daemonorops hoặc Dracaena.

Nhựa cây máu rồng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm cho các mục đích sức khỏe riêng biệt. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu lợi ích sức khỏe nhựa cây máu rồng mang lại nhé!

Lợi ích nhựa cây máu rồng

Nhựa cây máu rồng trước đây được sử dụng để tăng tốc độ chữa lành vết thương và các vấn đề hô hấp. Ngày nay, công dụng phổ biến nhất của nhựa cây máu rồng là giúp hỗ trợ cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của loại nhựa cây máu rồng:

1. Nhựa cây máu rồng chữa loét

Nhựa cây máu rồng được chứng minh có khả năng chữa các vết loét, tuy nhiên hầu hết là tại chỗ bên ngoài cơ thể, không phải bên trong. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy nhựa máu rồng giúp chữa lở loét do tì đè (lở loét do áp lực) hoặc lở loét ở giường. Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm chứng nhiều và xuất hiện chủ yếu ở nhựa cây loài Daemonorops Draco.

Nghiên cứu khác năm 2011 cho thấy máu rồng giúp điều trị loét do tiểu đường, tuy nhiên đây chỉ là một thành phần trong thuốc mỡ thảo dược với các thành phần khác.

Nhựa cây máu rồng có thể giúp chữa loét tại chỗ nhờ vào các đặc tính chống vi khuẩn, tuy nhiên bạn không nên dùng để thay thế cho các phương pháp điều trị được bác sĩ khuyên dùng.

2. Nhựa cây máu rồng giúp kháng khuẩn

Nhựa cây máu rồng có thể giúp bảo vệ chống lại hoặc thậm chí tiêu diệt mầm bệnh như vi khuẩn, nấm và virus. Một nghiên cứu phòng thí nghiệm năm 2011 cho thấy máu rồng từ loài Dracaena Cinnabari có đặc tính kháng khuẩn đáng kể, đủ để được coi là chất bảo quản thực phẩm.

Nhựa cây máu rồng có thể thay thế cho các phương pháp y tế như kháng sinh trong các tình trạng nhiễm trùng nhẹ.

3. Nhựa cây máu rồng giúp chữa tiêu chảy

Một số nghiên cứu trong suốt quá khứ cho đến hiện tại cho thấy, nhựa cây máu rồng được sử dụng đặc biệt để điều trị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Điều này có thể là do đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt mầm bệnh gây ra các tình trạng này. Tuy nhiên, nhựa cây cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi áp dụng trong các phương pháp điều trị chính thống.

4. Nhựa cây máu rồng giúp chống viêm

Một số nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng chống oxy hóa trong nhựa cây máu rồng thông qua các nghiên cứu về nguồn máu rồng khác nhau về loài Daemonorops Draco và Dracaena Draco. Việc uống bổ sung máu rồng có thể mang lại một số lợi ích chống oxy hóa giống như các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác.

5. Nhựa cây máu rồng chữa tiểu đường

Nhựa cây máu rồng được nghiên cứu có thể hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2016 trong ống nghiệm cho thấy nhựa cây có tác dụng chống lại tình trạng đái tháo đường. Một nghiên cứu năm 2013 trên động vật cũng cho thấy tác động tương tự. Cả hai nghiên cứu đều về nhựa máu rồng đến từ nguồn loài Dracaena.

Nhựa cây máu rồng tuy chưa được nghiên cứu sâu về khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường ở người, nhưng đã mở ra một cánh cửa nghiên cứu trong tương lai về việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.

6. Nhựa cây máu rồng ngừa ung thư

Một nghiên cứu liên quan đến nhựa cây máu rồng và ung thư giai đoạn đầu đã cho thấy có tiềm năng trong việc chống khối u. Nhựa cây có một số lợi ích chống oxy hóa có thể giúp quét sạch các gốc tự do dẫn đến ung thư.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tác dụng ngăn ngừa ung thư của nhựa cây máu rồng, mặc dù chỉ mới được thử nghiệm trong ống nghiệm. Nhựa cây máu rồng cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi sử dụng hoặc xem xét phòng ngừa và điều trị ung thư.

Cách sử dụng nhựa cây máu rồng

Liều lượng dùng nhựa cây máu rồng phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số điều kiện khác. Nhựa cây máu rồng có thể được sản xuất dưới dạng bào chế bột bổ sung trong viên nang, cồn chiết xuất hoặc thuốc mỡ.

Tùy thuộc vào những mục đích sử dụng, nhựa cây máu rồng sẽ có hình thức khác nhau. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và lựa chọn nguồn sản phẩm từ các công ty có uy tín, đáng tin cậy.

• Đối với vết loét: Bạn có thể bôi thuốc mỡ máu, kem hoặc sản phẩm khác từ nhựa cây máu rồng vào vết loét tại chỗ và đọc làm theo hướng dẫn nhãn trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cồn chiết xuất pha loãng trong nước làm nước rửa vết thương.

• Đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, tiêu chảy, hỗ trợ ung thư và trị đái tháo đường: Bạn có thể bổ sung nhựa cây máu rồng dạng cồn chiết xuất dưới lời khuyên từ bác sĩ.

Nhựa cây máu rồng được sử dụng mang tính chất hỗ trợ điều trị, bạn không nên sử dụng để thay thế phương pháp điều trị được bác sĩ khuyên dùng.

Lưu ý khi dùng nhựa cây máu rồng

Hiện tại chưa có nghiên cứu cho thấy nhựa cây máu rồng có các tác dụng phụ có hại. Tuy nhiên, nếu bạn có thai, đang cho con bú, hoặc có ý định cho trẻ em và trẻ sơ sinh sử dụng nhựa cây, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung nhựa cây máu rồng. Trước khi sử dụng, bạn hãy chắc chắn tuân theo hướng dẫn liều lượng trên các sản phẩm chặt chẽ.

Nghiên cứu năm 2011 trên động vật cho thấy một số loại nhựa cây máu rồng có thể có tác dụng làm loãng máu nguồn gốc từ Daemonorops Draco và Dracaena Cochinchinensis.

Nhựa cây máu rồng đã được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe trong nhiều thế kỷ. Dù vậy, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn và lựa chọn mua sản phẩm nhựa cây máu rồng ở cơ sở có uy tín trước khi sử dụng nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất tinh yếu: Làm sao để lấy lại bản lĩnh?

(13)
Tình trạng xuất tinh yếu tuy thường không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm tình dục và khả năng sinh sản về lâu dài. Nếu cũng gặp tình ... [xem thêm]

Khám phụ khoa: 5 lưu ý quan trọng cần nhớ

(40)
Khám phụ khoa là việc rất cần thiết để kiểm tra và sớm phát hiện những vấn đề ở cơ quan sinh dục nữ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn còn ngại ngùng và ... [xem thêm]

Tác hại của niềng răng mà nha sĩ không bao giờ tiết lộ

(73)
Tác hại của niềng răng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhưng nha sĩ có thể sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn. Những tác hại này liệu có đáng sợ và phòng ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con mê game và internet?

(62)
Thiếu niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thứ làm cho chúng bị xao lãng và quên đi những mục tiêu quan trọng cho tương lai. Trong thế giới truyền thông ... [xem thêm]

Thai nhi 17 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(82)
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổiThai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?Em bé lúc này có kích thước của một củ cải, nặng khoảng 150g và dài khoảng ... [xem thêm]

6 câu hỏi thường gặp về chứng thiếu máu ở trẻ em

(23)
Thiếu máu ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ thiếu đi lượng hồng cầu cần thiết. Nếu không được điều trị đúng hướng, bệnh sẽ ảnh hưởng lâu dài ... [xem thêm]

Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không?

(96)
Núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Thế nhưng, mẹ có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Hãy ... [xem thêm]

Máu báo thai ra trong mấy ngày? Biết để tránh nhầm với "đèn đỏ"

(12)
Một số người khi mới mang thai có dấu hiệu xuất huyết. Vì vậy, bạn cần biết máu báo thai ra trong mấy ngày để tránh lầm tưởng với hiện tượng kinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN