Kỹ năng sinh tồn trong rừng cơ bản nhất con cần biết

(4.24) - 15 đánh giá

Dạy con kỹ năng sinh tồn từ sớm là điều kiện quan trọng để trẻ có thể sống sót trong những tình huống xấu nhất. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên trang bị 5 kỹ năng sinh tồn trong rừng hàng đầu sau đây.

Năm 2016, cậu bé 7 tuổi người Nhật Yamato Tanooka đã khiến cả thế giới không khỏi ngạc nhiên vì khả năng sống sót an toàn đến gần 7 ngày trong một khu rừng có nhiều gấu hoang, nơi cậu bị bố mẹ bỏ lại vì tội ném đá vào người khác. Câu chuyện về cậu đã dấy lên nghi vấn làm sao một đứa bé nhỏ tuổi có thể làm được điều như vậy? Kỳ tích về kỹ năng sinh tồn trong rừng của bé này thực sự thu hút sự quan tâm của bố mẹ Việt về tầm quan trọng của việc dạy con kỹ năng sinh tồn. Dưới đây là 5 kỹ năng sống cơ bản nhất bạn cần dạy trẻ để ứng phó trong những tình huống xấu nhất.

1. Dạy con kỹ năng sinh tồn trong rừng từ yếu tố tinh thần và thái độ

Người ta thường bảo rằng, trong một tình huống khẩn cấp, bạn có thể sống 3 tuần không có thức ăn, 3 ngày không có nước thậm chí 3 phút không có không khí và đặc biệt là 3 giây thần trí hỗn độn.

Nếu bị mắc kẹt trong một tình huống khẩn cấp, không chỉ trẻ em mà cả những người lớn đều sẽ thực sự cần đến những kỹ năng sinh tồn. Điều quan trọng nhất là thái độ, là sự bình tĩnh.

“Thái độ” ở đây chính là tư duy phản biện, cảm xúc, tinh thần mà bé cần có. Con cần biết rằng mình sẽ sống sót được bằng tất cả “trí khôn” của chính mình. Tinh thần lạc quan sẽ giúp trẻ suy nghĩ thông suốt hơn, không cảm thấy hoang mang đến cuồng trí trước những bế tắc. “Tư tưởng không thông thì mang bình không cũng nặng”. Do đó, để dạy con kỹ năng sinh tồn, bạn nên bắt đầu bằng việc đả thông tinh thần.

Trẻ em thực sự rất sáng tạo và thông minh theo cách của chúng. Những tình huống sống – chết trong cuộc sống sẽ đánh thức bản năng sơ khai ban đầu của loài người.

2. Kỹ năng sinh tồn trong rừng thứ 2 con cần học: Tìm nguồn nước

75% cơ thể chúng ta là nước. Bạn có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhưng không thể thiếu nước.

Do đó, yếu tố cần thiết thứ 2 để dạy con kỹ năng sinh tồn là tìm nguồn nước uống. Cơ thể người sẽ chỉ có thể chịu khát tối đa là 3 ngày bởi vì sau đó tình trạng mất nước sẽ khiến các cơ quan rối loạn và suy giảm chức năng.

Bạn cần dạy trẻ tập trung vào tìm kiếm nguồn nước sạch nhất có thể, uống và để dành sau đó. Lưu ý quan trọng trẻ cần nhớ là:

  • Nguồn nước tự nhiên thường chảy từ trên cao xuống, ghi nhớ điều này để tìm chúng.
  • Theo dấu các loài vật cũng là một ý kiến không tồi vì các loài động vật cũng như con người cần nước để sinh tồn.
  • Lọc nước “sạch” nhất có thể trước khi uống bằng cách lọc nước qua cát, sỏi, thậm chí đun sôi dưới ánh mặt trời, hứng lấy giọt nước sạch bốc hơi lên.
  • Tìm nước trên các giọt sương đọng lại qua đêm…

3. Tìm nơi trú ẩn là một kỹ năng sinh tồn trong rừng cần thiết

Nếu phải trú lại qua đêm, trước khi được cứu bé phải tìm được nơi trú ẩn an toàn nhất có thể. Cậu bé người Nhật trong câu chuyện kể trên đã rất khôn ngoan, thậm chí may mắn khi đã tìm được một hang đá để trú ẩn.

Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của việc tìm nơi trú ẩn trước hay lửa trước? Câu trả lời là tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình huống mà bé lựa chọn. Tốt nhất vẫn là có thể làm được 2 việc ấy cùng lúc nhưng nếu:

  • Trời tối và có gió hoặc mưa, tìm nơi trú ẩn vẫn tối ưu hơn.
  • Ngược lại, nếu thời tiết tốt thì nên tập trung vào yếu tố tìm/tạo nguồn lửa trước vì những người tìm kiếm bé sẽ dễ phát hiện ra nguồn ánh sáng cũng như luồng khói tỏa ra để cứu bé.
  • Làm giường bằng nhiều lớp lá cây để không bị mất thân nhiệt từ hơi lạnh của đất bốc lên trước khi xem xét yếu tố lửa.
  • Nếu không tìm được hang động hay nhà hoang, bé có thể tự làm nơi trú ẩn chỉ bằng lá cây và những cành khô để tạm nằm nghỉ. Thân nhiệt cơ thể sẽ giúp nơi trú ẩn ấm dần lên. Vì vậy, nơi trú ẩn càng nhỏ bé sẽ càng ấm hơn.

Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn ở điểm này cần lưu ý: Trẻ cần tiết kiệm năng lượng và xây nơi trú ẩn càng đơn giản càng tốt, tùy sức của mình, đừng cố chặt đẽo, làm những nơi ở quá to bự nhằm tiết kiệm năng lượng.

4. Dạy con cách tìm nguồn lửa/nhiệt khi bị lạc trong rừng

Tìm/tạo ra được lửa cũng là một kỹ năng quan trọng bởi vì thân nhiệt hạ thấp có thể giết chết bạn nhanh chóng không khác gì tình trạng mất nước.

Ánh lửa và khói cũng là dấu hiệu để báo động vị trí của trẻ, dùng lửa để đun, nấu thức ăn… Những lưu ý cho bé:

  • Tránh hướng gió thổi trực tiếp khi tạo lửa, bên cạnh một tảng đá lớn là rất tuyệt
  • Cỏ khô, lá khô là loại rất dễ bắt lửa
  • Để tạo luồng khói lớn, báo động người cứu trợ, cho nhiều lá cây tươi lên trên đống lửa
  • Dùng đá ma sát vào nhau tạo tia lửa hoặc tốt nhất, bạn nên trang bị hộp quẹt, diêm cho bé khi đi vào rừng, dã ngoại, đi chơi ngoài trời…

5. Để có thể sinh tồn trong rừng con cần nguồn thức ăn

Ăn để có năng lượng sống sót cũng rất quan trọng khi bạn dạy trẻ kỹ năng sinh tồn trong rừng. Bé chắc chắn sẽ tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình này.

  • Nếu biết chắc chắn những loại cỏ, lá, trái cây ăn được thì con mới được ăn vì có rất nhiều loại thực vật cực độc, gây chết người nhanh chóng, đặc biệt là những loài có màu sắc sặc sỡ, rất dễ thu hút trẻ em.
  • Những loài côn trùng 6 chân có rất nhiều, những loại ốc ở rừng nướng lên có thể ăn được.

Dạy con kỹ năng sinh tồn là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con. Đôi lúc, bạn không thể ở bên cạnh để bảo vệ trẻ mãi. Khi đó, con cần học cách tự bảo vệ mình và tự sinh tồn để trưởng thành. Trên đây chỉ là 5 yếu tố cơ bản hàng đầu về các kỹ năng sinh tồn. Ngoài ra, nếu trẻ lớn hơn, bạn còn có thể dạy con nhiều kỹ năng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn khác như bắt cá, nhóm lửa, tránh thú rừng…

Ngoài kỹ năng sinh tồn trong rừng, bé cần học tập, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng để vững bước vào đời. Bạn hãy tham khảo bài viết “18 kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ cần đang bị cho con“.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

(88)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo ... [xem thêm]

7 lợi ích tuyệt vời của Berberine

(53)
Berberine là một hợp chất alkaloid, có màu vàng và được tìm thấy trong các loại cây khác nhau như Hoàng liên gai, Mao lương hoa vàng, Chi hoàng liên, nho Oregon, Chi ... [xem thêm]

9 cách đơn giản giúp bạn từ bỏ thói quen bẻ tay

(62)
Có rất nhiều người hiện nay đang nghiện bẻ khớp tay và không nhận ra tác hại của thói quen này. Một số người tin rằng bẻ khớp tay có thể dẫn đến các ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách sống chung với bệnh mù màu chưa?

(40)
Nhiều người nghĩ rằng, khi mắc bệnh mù màu, cuộc sống của họ sẽ đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cách giúp bạn giải quyết các ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

(55)
Người bệnh Parkinson với triệu chứng tay chân run rẩy, cầm cốc nước lóng ngóng, ăn uống không ngon miệng… dường như lúc nào cũng ám ảnh với những ý ... [xem thêm]

Xét nghiệm huyết sắc tố A1C kiểm tra bệnh tiểu đường

(97)
Xét nghiệm huyết sắc tố A1C cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ đường trong 2–3 tháng và có thể là công cụ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả kế hoạch ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu người bị suy thận ăn hoa quả gì

(10)
Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là trái cây, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ... [xem thêm]

Hội chứng Stockholm

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stockholm là gì?Hội chứng Stockholm là một tình trạng tâm lý, xảy ra khi một nạn nhân bị bắt cóc phát triển cảm xúc tích cực về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN